Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bao la tình cha mẹ!

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhng bc làm cha làm m giàu sang phú quý, lo cho con đy đ tt c. Nhưng cũng có nhng bc cha m nghèo khó, quanh năm vt v truân chuyên mà không lo đ cho cái ăn, cái mc. Nhưng dù vi hoàn cnh nào, cha m vn là nhng bc đáng kính đ chúng ta tôn th, hiếu nghĩa…


Dù trong bt c hoàn cnh nào, cha m vn là nhng bc đáng kính đ con cái tôn th, hiếu nghĩa… Ảnh: IT

1. Tháng trước, bạn Tuấn An (sinh viên năm 4, ĐH Bách khoa TP.HCM) nhận được tin ba mất đột ngột vì căn bệnh nhồi máu cơ tim. Vội vã đón xe về quê, An như người mất hồn. Cô em gái thì quá đau đớn ngất xỉu, còn An thì phải cố gắng để không bật ra tiếng khóc vì ba vẫn thường nói “Đàn ông nước mắt phải chảy ngược vào trong”…

An tâm sự: “Hai lần thi ĐH đều rớt, tôi thất vọng đến não nề, vậy mà ba không trách móc. Bản thân tôi thì quá xấu hổ nên lấy xe chạy lòng vòng khắp nơi vì không dám đối diện với ba. Khuya về, tôi chui vào phòng, bỏ cả cơm, cố gắng lắm nhưng vẫn bật ra tiếng khóc. Chính lúc ấy, tôi nghe có tiếng đẩy nhẹ cửa phòng, ba nhẹ nhàng bước vào nắm chặt tay tôi: “Lỡ khóc lần này thôi nhé, đàn ông nước mắt phải chảy ngược vào trong. Ba không thất vọng khi con thi rớt. Ba chỉ thất vọng khi thấy con ngã gục đầu hàng. Không phải ước mơ của ai cũng thành sự thật, nhưng cái quan trọng là không được từ bỏ ước mơ, phải biết nuôi dưỡng nó…”. Lời dạy của ba giúp tôi thêm nghị lực, tôi lao vào ôn luyện và vỡ òa hạnh phúc khi thi đậu vào Khoa Xây dựng, ĐH Bách khoa”.

An kể thêm: “Mẹ tôi mất năm tôi 12 tuổi, cô em gái 9 tuổi. Đám tang của mẹ ai đến viếng cũng sụt sùi, riêng ba tôi thì không, rất bình tĩnh cảm ơn từng người đến chia buồn. Mấy dì của tôi cho rằng ba không thương mẹ, chắc là sẽ nhanh chóng “đi thêm bước nữa thôi”. Trong trí óc tuổi thơ, tôi cũng giận ba lắm, nếu thật ba không thương mẹ thì cũng phải “diễn” nhỏ vài giọt nước mắt chứ. Nhưng tôi và tất cả các dì đã lầm. Gần một tháng trời sau đó, đêm nào ba cũng lén ra mộ mẹ ngồi, đôi mắt thất thần nhìn xa xăm, miệng lầm bầm một điều gì đó… Cho đến bây giờ tôi mới biết, ba đang hứa với mẹ sẽ làm “thân gà trống” nuôi anh em tôi ăn học thành tài. Hơn 10 năm qua, ba âm thầm đi về một mình, làm việc vất vả nuôi con.

Giờ tôi sắp ra trường đi làm, cơ hội báo hiếu cho ba đã không còn vì ba đã ra đi mãi mãi…”.


S không bao gi thit thòi khi chúng ta làm mt ngưi con hiếu tho vi cha mẢnh: IT

2. Với thầy giáo Nguyễn Văn Nam (Trường THCS Tam Hiệp – Tiền Giang) thì: “Mẹ là một bức tranh tuyệt vời nhất, tình thương của mẹ không thể lấy gì so sánh được… Những năm tôi học tiểu học, mẹ đưa tôi đến trường, ngang qua quầy bán bánh bao, mẹ dừng lại mua cho tôi chiếc bánh bao nhân thịt có trứng cút, còn mẹ thì ăn bánh bao chay. Nghe mẹ bảo thích ăn bánh bao chay chứ tuổi thơ tôi đâu biết được rằng, túi tiền của mẹ không đủ mua hai cái bánh bao nhân thịt có trứng cút. Khi tôi ngủ ngon cùng những giấc mơ êm dịu thì mẹ phải thức dậy từ 3 giờ sáng để chở rau muống ra chợ bỏ mối bằng chiếc xe đạp cọc cạch. Đêm về những lúc tôi ngồi học bài khuya, mẹ cứ quẩn quanh nhắc nhở: “Sao không ngủ sớm hả con?”. Rồi mẹ bưng nước, mắc sẵn mùng cho tôi. Tình thương của mẹ không thể lấy gì so sánh được… Tôi nhớ, năm tôi thi đậu vào Trường Cao đẳng Sư phạm với số điểm cao nhất trường, mẹ vui mừng ôm tôi vào lòng và khóc.

Bây giờ tôi đã là một nhà giáo. Nhiều lần tôi tự hỏi, mình đã báo hiếu được bao nhiêu cho mẹ? Mỗi khi tôi ra đường, mẹ đều nhắc nhở: “Nhớ mang theo áo mưa, nhớ nhìn kỹ đèn xanh đèn đỏ, đừng ăn thịt, trứng, trái cây không an toàn nghen con!”. Nghe hoài nhiều khi đâm quạu nên nói: “Con lớn lắm rồi mà mẹ… ?”. Nhưng thật ra với mẹ, tôi luôn còn bé bỏng. Công việc buộc tôi phải đi suốt cả ngày, hôm nào tôi ăn cơm ở nhà là mẹ vui lắm. Bởi vậy cho dù đã ăn ở đâu đó rồi nhưng về nhà, tôi vẫn ráng ăn thêm một chén cơm nhỏ hoặc húp một chén canh để mẹ vui lòng…!

Bây giờ tôi vẫn đi dạy bằng chiếc xe đạp cọc cạch chở rau của mẹ ngày nào. Những đứa học trò nhìn tôi ái ngại: “Sao thầy không mua xe máy chạy cho khỏe”. Nhưng chúng đâu biết được rằng, chiếc xe đạp đó là một đồ vật vô giá và cũng là cả cuộc đời mà mẹ dành tặng cho tôi…”. Nói đến đây, mắt thầy Nam đỏ hoe!

3. Chị Mỹ Trinh (kế toán của một nhà hát cải lương) xúc động kể: “Mỗi lần nghe vở cải lương “Tuyệt tình ca”, đoạn NS Thanh Sang hát “Nhưng má à, nếu không thi được niên khóa này thì con sẽ chờ kỳ thi năm tới. Nếu thiếu tiền trường mà học hành dang dở năm nay thì con còn có đủ thời gian học hỏi cả mấy chục năm sau nữa. Chứ một mai mà má chết đi rồi thì trọn đời con hối hận… Có đốt đuốc rọi khắp trần gian cũng không sao tìm kiếm cho con một người mẹ nhân từ…” là tôi lại rơi nước mắt. Hồi đó, tôi từng mặc cảm với cái nghèo của mẹ mình. Mẹ tôi làm nghề quét rác ngoài chợ. Có lần tôi tươi cười cùng nhỏ bạn dắt nhau vào chợ mua sắm. Ngang qua chỗ mẹ, tôi kéo nhỏ bạn đi thật nhanh vì sợ nó phát hiện ra mẹ tôi lam lũ nơi xó chợ. Mẹ hiểu điều đó nên giả bộ cúi xuống, quét thật nhanh… Lỗi ấy, chẳng thà mẹ đè tôi ra quất mấy roi, đằng này mẹ cứ im lặng, có phần thông cảm nữa để cho tôi cứ mãi bị giày vò, đau hơn trăm ngọn roi. Tôi đã vô cùng ân hận. Sau đó, tôi tự hào dẫn nhỏ bạn ra chợ, giới thiệu mẹ… Có lần, báo đưa tin và hình về nghĩa cử cao đẹp của mẹ, một mình ngăn hai tên cướp giật ngoài chợ, nhỏ bạn xuýt xoa khen ngợi, còn tôi trào dâng một niềm tự hào…”.

Chị Mỹ Trinh chia sẻ thêm: “Bản thân tôi hiện tại không dám nhận mình là đứa con hiếu thảo. Nhưng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi cũng chưa bao giờ dám giận ba mẹ, dù chỉ giận một tiếng đồng hồ cũng không dám. Tôi sợ lắm khi nhìn thấy cảnh ai đó khóc vì ăn năn, hối lỗi với cha mẹ nhưng đã quá muộn màng… Dù cho cha mẹ có như thế nào, ra sao. Nhưng tôi khẳng định, chúng ta sẽ không bao giờ thiệt thòi khi làm một đứa con hiếu thảo!”.

Hoàng Hc

Bình luận (0)