Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Xử lý mạnh tay với vi phạm nồng độ cồn

Tạp Chí Giáo Dục

Sau hàng lot v TNGT do ngưi điu khin phương tin sau khi ung rưu bia gây nên, B trưng B GTVT Nguyn Văn Th đã ký ban hành Ch th s 04/CT-BGTVT v vic tăng cưng kim tra, x lý các vi phm liên quan đến vic s dng rưu bia khi làm nhim v, trong đó có vic điu khin phương tin tham gia giao thông.

B GTVT ch đo tăng cưng x lý vi phm nng đ cn trên toàn quc nhm kéo gim TNGT có liên quan đến hành vi này

Nghiên cu tăng mc x pht vi phm nng đ cn

Nội dung của Chỉ thị 04 lưu ý, trong thời gian qua ở một số địa phương đã xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng, gây thương vong về người và tài sản. Nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện giao thông đã sử dụng rượu bia trước khi lái xe, nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu vượt quá mức cho phép. Tiêu biểu như vụ TNGT gây tử vong 2 người ở hầm Kim Liên (Hà Nội) vào ngày 1-5, hoặc vụ TNGT khiến 4 người tử vong, 6 người bị thương khi người điều khiển ô tô biển số tứ quý tông vào một  đám tang ở thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) vào ngày 11-4. Kết quả xét nghiệm máu của những người gây tai nạn đều cho thấy nồng độ cồn vượt mức cho phép, trong đó người gây ra tai nạn ở đám tang (thành phố Quy Nhơn) có nồng độ cồn trong máu cao gấp 13 lần so với mức cho phép. Theo số liệu thống kê mới nhất của Ủy ban ATGT quốc gia, trong quý I/2019, toàn quốc đã xảy ra 4.030 vụ TNGT khiến 1.905 người chết và 3.141 người bị thương. Trong đó có 274 vụ TNGT do người sử dụng rượu bia gây ra.

Nhằm kéo giảm tình trạng TNGT, nhất là TNGT có liên quan đến vi phạm nồng độ cồn, Bộ GTVT yêu cầu các địa phương chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được sử dụng rượu bia, hoặc chất có cồn khi đang làm nhiệm vụ, đặc biệt khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đồng thời sở GTVT các tỉnh thành chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện trước khi xuất bến tại các bến xe, đầu nguồn hàng, và phối hợp với CSGT xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm trật tự ATGT, đặc biệt là những trường hợp có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện. Không chỉ tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm, Bộ GTVT còn yêu cầu Tổng cục Đường bộ phối hợp với Vụ ATGT và các đơn vị có liên quan chung tay xây dựng Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó chú trọng công tác nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất ATGT, đặc biệt là hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.

Tăng cưng tuyên truyn bng mng xã hi

B GTVT đ ngh Văn phòng y ban ATGT quc gia khn trương phi hp vi các đơn v thành viên tiến ti xây dng kế hoch tuyên truyn, phòng chng và x lý vi phm quy đnh pháp lut v nng đ cn đi vi ngưi lái xe cơ gii đưng b năm 2019, k cao đim Tết dương lch, Tết Nguyên đán, l hi xuân năm 2020 và sm trình lãnh đy ban ký ban hành.

Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, ngoài việc tăng cường xử lý vi phạm và nghiên cứu tăng mức xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn, các địa phương cần tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân về tác hại của việc sử dụng rượu bia, chất có cồn khi tham gia giao thông; quy định về xử phạt, xử lý vi phạm đối với người sử dụng rượu bia, chất có cồn khi thực hiện nhiệm vụ và khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Để làm được việc này, các tỉnh thành cần xây dựng nội dung tuyên truyền với hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị và khu vực sinh sống của người dân. Đặc biệt, cán bộ, công chức, người lao động trong ngành GTVT nên tăng cường tuyên truyền bằng việc khai thác, sử dụng các trang mạng xã hội (facebook, zalo, viber…) kết hợp với logo sinh động để tuyên truyền đến người thân cũng như cộng đồng mạng.

Phối hợp trong công tác này, Bộ GTVT đề nghị các địa phương vận động đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ cung cấp tài liệu (video clip, tờ rơi, thông điệp…) để vận động người dân thực hiện khẩu hiệu “Đã uống rượu, bia – Không lái xe” nhằm hỗ trợ cho công tác tuyên truyền của ngành giao thông đạt được hiệu quả tích cực. Dịp này, các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương cũng được Bộ GTVT chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về nồng độ cồn đối với người lái xe cơ giới đường bộ, tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng rượu bia khi làm nhiệm vụ và khi tham gia giao thông, cảnh báo nguy cơ tai nạn và hậu quả TNGT do vi phạm nồng độ cồn gây nên. Chung tay trong công tác kéo giảm TNGT liên quan đến vi phạm nồng độ cồn, Cục CSGT cho biết từ nay đến cuối năm 2019 sẽ mở đợt cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy với tài xế trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và tập trung ngăn chặn vi phạm ngay từ nơi tài xế xuất phát như bến bãi, nhà hàng, quán bar, vũ trường…

Đinh Vũ

 

Bình luận (0)