Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy kỹ năng sống thông qua văn học

Tạp Chí Giáo Dục

GV đang hưng dn HS chn sách đ đc ti thư vin trưng. Ảnh: V.Yên

Với sức sáng tạo đặc thù và khả năng biểu cảm vô cùng phong phú bởi chất liệu ngôn ngữ, văn học mở ra cho người đọc không gian, thời gian đa chiều, từ quá khứ đến hiện tại, tương lai; từ miền quê thôn dã đến đô thị sầm uất; từ quê hương Việt Nam quen thuộc đến những miền đất xa lạ, nhiều hấp dẫn thú vị. Ở đó, người đọc có thể có được những trải nghiệm và cách ứng xử trong các tình huống nhờ chức năng phản ánh chân thật mọi khía cạnh trong cuộc sống của văn học. Hòa mình vào thế giới của văn học là hòa mình vào thế giới muôn màu sắc, sống động, những cuộc phiêu lưu đầy bất ngờ, vượt nhiều giới hạn.

Thông qua các câu chuyện, các nhân vật, người đọc sống những đời sống phong phú, xác lập nên những nhận thức về thế giới quan đối với thiên nhiên vạn vật xung quanh. Quá trình này rất phù hợp với sự phát triển kỹ năng sống của trẻ. Văn học lại như không khí, nước uống hàng ngày, rất dễ để phụ huynh và trẻ cùng tìm hiểu. Nếu như thuở nhỏ, trẻ đã trở nên thân thuộc với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết thần thoại thì lớn lên các em sẽ dễ dàng cảm mến những tác phẩm văn học từ trung đại đến hiện đại. Dù là tác phẩm văn học ở giai đoạn nào cũng đều cung cấp cho các em những kỹ năng sống hữu ích thông qua câu chữ.

Hàng loạt kỹ năng như: giao tiếp, tự nhận thức bản thân, xác định giá trị, biết lắng nghe, đưa ra quyết định, tự bảo vệ bản thân, quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch, suy nghĩ sáng tạo, học và tự học… đều có thể tìm thấy trong các văn bản văn học. Ngay cả kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ, phòng chống bạo lực học đường mà thời gian gần đây dư luận rất quan tâm cũng được các tác phẩm văn học thể hiện rất tự nhiên, dễ tiếp nhận. Có thể nói, từ những bài học trong các tác phẩm văn học, trẻ dần có được nhận thức, góp phần định hướng, thay đổi thái độ và hành vi của mình theo hướng tích cực và tự nhiên nhất. Phụ huynh chỉ cần dành một ít thời gian mỗi ngày cùng con đọc, khám phá và phân tích trao đổi về các tác phẩm văn học, để từ đó định hướng đến những kỹ năng sống mà con đang cần nhận thức.

Cuối cùng, phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua văn học ngoài việc giúp trẻ có các khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội…, còn giúp các em rèn luyện thói quen đọc. Đây là thói quen tích cực, mang lại nhiều ích lợi nhưng trong một thời gian dài ở nước ta dường như bị xem nhẹ. Khuyến khích trẻ làm bạn cùng việc đọc, trong đó có đọc các tác phẩm văn học không những góp phần xây dựng những phẩm chất kỹ năng về tư duy mà còn giúp các em rời xa khỏi nhiều hoạt động chưa tích cực khác, vốn mang nhiều hệ lụy mà chúng ta đang đau đầu hiện nay.

Trn Xuân Tiến

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)