Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ứng phó khi trẻ tụ tập với bạn xấu

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu phát hin con có nguy cơ chơi vi nhóm bn có tiếng xu, các bc ph huynh cn phi có mt s cách gii quyết trit đ.

Khuyến khích con tham gia các nhóm bn miẢnh: I.T

Chị Hải mẹ cháu Thanh Sơn (15 tuổi, Q.2, TP.HCM) tâm sự về đứa con trai của mình: “Hôm vừa rồi, tình cờ có việc gấp, tôi ghé về nhà để lấy tài liệu cho công ty, thấy con với nhóm bạn đang phì phèo thuốc lá, nói chuyện toàn những câu chửi thề nghe xót cả ruột. Trước đây cháu vốn là một đứa con ngoan hiền, học giỏi. Thời gian gần đây, Thanh Sơn giao du với nhóm bạn mới suốt ngày rủ nhau ngồi tụ tập quán cà phê bàn tán đủ thứ chuyện. Thời điểm đó, mỗi khi đi chơi về thấy người con phảng phất mùi thuốc lá, luôn ở trạng thái thiếu ngủ, tôi đã nhắc nhở. Nhưng do quản con thiếu sâu sát, thằng bé đã cùng bạn phạm lỗi đánh nhau và lấy cắp đồ ở siêu thị. Gia đình tôi thật sự bế tắc để tìm ra cách giáo dục con”.

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tội phạm có sử dụng bạo lực hoặc có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tội phạm do trẻ vị thành niên gây ra là do khả năng kiềm chế bản thân còn hạn chế, thiếu nhận thức về các vấn đề xã hội và trẻ muốn khẳng định cái tôi của mình nên dễ bị sự lôi kéo của bạn xấu. Các bậc cha mẹ cần nhận diện và có cách ứng phó kịp thời để đưa ra cách giáo dục, chấn chỉnh con mình phù hợp.

Theo dõi những biểu hiện có nguy cơ tội phạm. Khi thấy con có những hành vi thay đổi có dấu hiệu báo trước một tình huống ngày càng nghiêm trọng từ khi giao du với người bạn xấu như bướng bỉnh, hỗn xược, lén lút, giấu giếm, quần áo khác người (không giống như trước đây), học tập xuống hạng, ngủ nhiều hoặc hay ngáp vặt… Nếu còn nghi ngờ, phụ huynh cần tranh thủ sự giúp đỡ của người khác như nhà tư vấn học đường, nhân viên xã hội, bác sĩ hoặc nhà chuyên môn về tâm thần.

Luôn giữ mối liên hệ với con: Bạn phải luôn sâu sát, quan tâm con mọi lúc mọi nơi. Nói cho trẻ hiểu cha mẹ muốn được biết bất cứ sinh hoạt nào của cá nhân con. Tạo mọi điều kiện để trẻ không thoái thác, trốn tránh việc báo cáo cho cha mẹ. Bằng mọi cách kể cả kết hợp với thầy cô ở trường, huấn luyện viên… bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể quản lý con một cách linh hoạt nhất.

Nói chuyện với phụ huynh của các trẻ khác: Nếu con bạn giao du quá thân thiết với những đứa trẻ có những biểu hiện xấu như hút thuốc, uống rượu, đua xe… cha mẹ hãy cố gắng nói chuyện với cha hoặc mẹ của các trẻ kia và tốt nhất nói ngay sau khi con bạn chơi thân với các trẻ đó. Luôn tỏ thái độ tích cực, thân tình và cởi mở. Nhớ cho các phụ huynh đó số điện thoại để liên lạc và ghi lại tất cả những điều gì họ đã cung cấp. Nếu con bạn cảm thấy “khó chịu” và có những phản ứng thì cần giải thích cho trẻ hiểu rằng việc giữ liên lạc với cha mẹ bạn bè của con là một phần trách nhiệm của cha mẹ để nuôi dạy con tốt.

Thể hiện thái độ thân thiện với bạn bè của con: Thể hiện thái độ quan tâm, gần gũi với bạn bè của con, cởi mở và cho chúng thấy bạn đang quan tâm tới cuộc sống của chúng. Cách thể hiện sát sao của cha mẹ sẽ khiến trẻ thận trọng hơn và có cách ứng xử phù hợp. Qua đó, đưa ra những câu hỏi giả định đưa con vào những tình huống cụ thể để xem trẻ có cách xử lý ra sao. Từ đó, có cách uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp.

Khuyến khích con tham gia các nhóm bạn mới. Cách tốt nhất để hạn chế thời gian con bạn gần gũi quá lâu bên người bạn “có dấu hiệu xấu” là hướng con tham gia các nhóm xã hội khác. Như khuyến khích con gia nhập câu lạc bộ võ thuật, bơi lội, học chơi ghita, chơi bóng chuyền, cầu lông… Một trong những cách giáo dục hay nhất để xây dựng lòng tự trọng của trẻ và giúp trẻ phát triển cá tính mạnh mẽ là thông qua các hoạt động vun đắp những ưu điểm tự nhiên của trẻ. Vì thế, cha mẹ hãy phát hiện sớm và đúng những sở trường của con về điền kinh, nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp… và tìm môi trường thích hợp để trẻ phát huy những tiềm năng đó.

Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)