Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Làng Yến trăm năm

Tạp Chí Giáo Dục

Mô hình nuôi chim yến làng Yến không tn kém nhiu nhưng cho năng sut cao, nh “lc” ca tri bin mà cuc sng ca ngưi dân đây khm khá và có điu kin h tr nhau làm kinh tế.

Bên trong nhà yến

Cái tên làng Yến (thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) chưa bao giờ có trên bản đồ hành chính nhưng không chỉ người địa phương mà ngư dân khắp nơi đều biết đến. Từ hàng trăm năm trước, tại đây yến về làm tổ nhiều vô kể, tên gọi làng Yến có từ đó, chính xác bao năm thì không ai chắc.

H tr nhau làm kinh tế

Ông Nguyễn Hữu Bàng, người cố cựu ở làng biển này nhớ lại: Trước kia, vùng này còn hoang vu lắm. Một bên đồi núi nhiều thú dữ. Bên biển chỉ lác đác vài căn nhà tạm. Vào mùa mưa bão ghe tàu đánh bắt vào tránh trú, bão tan biển vắng. Duy có chim yến là nhiều, làm tổ ở khắp nơi từ hóc đá, mái nhà và ở vách của Hòn Yến. Những năm gần đây, do sự tác động của con người đến môi trường thiên nhiên, yến không về nhiều như trước nhưng cũng làm đổi đời nhiều hộ gia đình với nghề nuôi yến lấy tổ. “Người địa phương hay ở đâu đến, làm ăn được đều chia sẻ, hỗ trợ nhau làm ăn cả vốn liếng cũng như kỹ thuật”, ông Bàng tự hào với giọng rặt ri xứ Nẫu.

Từ quốc lộ 1A ngược về phía Bắc, đến ngã ba thôn Phú Điềm, xã An Hòa rẽ phải về hướng biển chừng 5km, qua cánh đồng cỏ bạt ngàn làng Yến dần hiện ra trước mặt. Nhà yến không cao tầng, không nằm san sát nhau mà nằm riêng lẻ, cách xa khu dân cư… đó là điểm khác biệt so với những vùng nuôi yến khác trên cả nước.

Để ra đến các nhà yến nằm sâu trong vách núi phải len qua nhiều xóm nhà, kiểu nhà mái thấp đặc trưng của người dân miền biển. Không cần hỏi thăm đường, thấy người lạ bọn trẻ hay các bậc cao niên tận tình hướng dẫn với cái giọng the thé đặc trưng làng biển xứ Nẫu.

Khác với những địa phương khác, người nuôi yến không phải đầu tư nhiều máy móc dẫn dụ yến về làm tổ mà với mô hình bán tự nhiên, những căn nhà yến thấp tè nằm tách biệt với nhà ở. Tại đây, chỉ có khoảng trên 30 hộ nuôi yến, song tất cả đều được tỉnh cấp phép và rất thành công.

Thu hoch t yến

Ông Nguyễn Ngọc Hiệp (xã An Hòa) cho biết, tổ yến là lộc trời ban. Tuy vậy, không phải ai cũng được hưởng lộc ấy. Gần 15 năm trước, anh Hiệp cùng gia đình về đây cất căn nhà nhỏ trên đỉnh đồi sinh sống. Lúc bấy giờ chỉ có vài nóc nhà nằm ven chân đồi, phần lớn cư dân sống tập trung sát biển để tiện việc mưu sinh nghề đánh bắt. Thấy yến về nhiều nhưng không có chỗ trú, anh Hiệp bàn với một vài người bạn dựng nhà yến. “Ban đầu anh em làm chơi, chính là để cuối tuần tụ tập hàn huyên nhưng có ăn thật. Từ vài chục tổ ban đầu, chúng tôi quyết định không lấy tổ mà để nhân đàn. Đến nay, yến về với số lượng lớn và cho thu nhập khá ổn định”, anh Hiệp nói.

“Mỗi cặp yến về làm tổ, một năm sinh khoảng 3 lần và mỗi lần cho một cặp. Theo chu kỳ, cứ độ 6 tháng yến con lớn sẽ làm tổ và sinh sản tiếp. Yến non đúng tuổi có thể bay đi kiếm ăn, lúc này có thể lấy tổ. Tuy nhiên, nếu muốn nhân đàn thì không nên lấy tổ, đến khi có đàn như mong muốn thì lấy bởi nếu không, cặp khác về chỉ đắp thêm tổ cũ mà không chịu làm tổ mới, như vậy sẽ thất thu rất lớn. Nếu điều kiện thuận lợi, chỉ một thời gian ngắn có thể nhân đàn với số lượng lớn”, anh Hiệp nói.

Từ tay ngang rồi tích lũy chút kinh nghiệm sau thời gian nuôi và chịu khó đọc thêm sách vở, anh Hiệp và những người bạn đã nắm vững về kỹ thuật, độ ẩm, mùi, ánh sáng… để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho yến về làm tổ. Có kinh nghiệm, những hộ khác có nhu cầu tư vấn kỹ thuật, đầu ra… anh Hiệp sẵn sàng chia sẻ với mong muốn cùng chung tay phát triển nghề nhưng đảm bảo quy hoạch.

Nuôi yến kết hp phát trin du lch

Điểm khác biệt rõ nhất khi đến làng Yến là không ồn ào, không nặng mùi phân như những vùng nuôi yến khác. Bởi hầu hết nhà yến nằm tách biệt với khu dân cư, giữ được yên ả và môi trường sống trong lành vốn có của nó. Anh Trí, người ở địa phương khác về đây nuôi yến chưa lâu song nhờ lộc của trời, biển mà cuộc sống gia đình cũng khá hơn đôi chút. “Cũng như nhiều hộ khác, nhà yến của mình được tỉnh về khảo sát, kết quả đạt yêu cầu và được cấp giấy phép hoạt động. Dù có đủ điều kiện để mở rộng nhà yến nhưng chưa có nhu cầu nên chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ”, anh Trí nói.

Đưa chúng tôi đi thăm nhà yến sau hơn 1 tuần trở lại, việc đầu tiên là anh Trí kiểm tra hệ thống phun sương giữ ẩm và dọn phân. Theo anh, đó là điều kiện quyết định yến ở hay đi. Soi đèn pin vào những cặp yến non mới sinh, anh Trí nói: Lúc này yến về làm tổ nhiều, đợt thu hoạch tới sẽ khá hơn. Nói xong, anh leo thang lên tầng trên, chốc sau anh xách xuống một xô tổ yến lớn nhỏ chừng hơn 1kg: “Đấy, lộc trời cho mà không phải ai cũng được hưởng”.

Hòn Yến – nơi trưc đây yến v trú ng và làm t

Anh Hiệp chia sẻ: Nuôi yến tưởng dễ mà khó, yến về là một chuyện, còn có làm tổ hay không là chuyện khác. Đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt về kỹ thuật, trong đó đặc biệt chú ý đến nhiệt độ bên trong, bên ngoài nhà yến theo từng mùa. Với nhà yến nhỏ 60-80 mét vuông, trung bình cho khoảng 3kg yến thô, trừ mọi chi phí điện nước, công nhặt lông… lãi thấp nhất 70 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, không phải nhà yến nào cũng thu hoạch được số lượng như vậy. 

Ông Phan Đình Phùng (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) cho biết: So với TP.Tuy Hòa, nghề nuôi yến ở làng Yến có quy mô nhỏ nhưng rất thành công, đặc biệt là quy hoạch phát triển mang tính bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, môi trường sống. Tỉnh cũng vừa đón  bằng xếp hạng di tích quốc gia quần thể Hòn Yến hôm 29-4-2018. Đây là cơ hội để huyện Tuy An nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung phát triển du lịch kết hợp tham quan nghề nuôi yến.

Trn Anh

 

Bình luận (0)