Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Giải cứu” các môn khoa học xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Trong nhng năm gn đây, tình trng sa sút v đo đc xã hi nói chung và sa sút đo đc ca mt b phn hc sinh nói riêng đang là hin tưng đáng báo đng.

Mt tiết hc môn giáo dc công dân ca hc sinh THPT. Ảnh: V.Yên

Tình trạng tội phạm vị thành niên ngày càng tăng, độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa. Trong gia đình con cái hỗn láo với bố mẹ, ở nhà trường thì học sinh coi thường giáo viên, thậm chí có em còn đánh cả thầy cô giáo, trong học tập thì lười biếng đua đòi, sống thực dụng không có ý thức vươn lên để lập thân, lập nghiệp.

Tâm lý xem nh môn xã hi

Nguyên nhân của thực trạng trên thì có nhiều nhưng có một nguyên nhân không kém phần quan trọng là nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao. Chúng ta biết rằng các môn khoa học xã hội (KHXH) là những môn lợi thế trong giáo dục đạo đức, vì vậy cần phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Nhận thức được chức năng quan trọng của giáo dục, nhà trường Việt Nam bên cạnh việc trang bị những tri thức khoa học đã rất quan tâm đến giáo dục truyền thống, giáo dục đạo lý dân tộc cho học sinh. Có thể nói giáo dục đạo lý dân tộc cho học sinh, nhất là học sinh THPT – lứa tuổi sắp bước vào đời lựa chọn nghề nghiệp, định hướng tương lai – có một ý nghĩa rất quan trọng. Chất lượng và hiệu quả giáo dục truyền thống và đạo lý dân tộc phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và năng lực của đội ngũ này.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy nhận thức của học sinh về truyền thống và đạo lý dân tộc rất cao. Tuy nhiên, theo đánh giá của các thầy cô, những hạn chế của học sinh được thể hiện qua những yếu tố sau: không thích học các môn KHXH, hiểu biết về văn hóa xã hội còn hạn chế, thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, về truyền thống và đạo lý dân tộc, thiếu nhất quán trong nhận thức và hành động ở trong gia đình, nhà trường, xã hội, sống thực dụng chạy theo những lợi ích vật chất, kỹ năng sống hạn chế, khả năng hợp tác yếu. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên của học sinh có rất nhiều yếu tố, trong đó có nguyên nhân về hiệu quả của việc giảng dạy các môn KHXH ở trường THPT. Những hạn chế đó thể hiện các mặt sau đây: Chương trình các môn KHXH còn nặng về lý thuyết, nội dung giáo dục ít thuyết phục, học sinh ít được trải nghiệm hoạt động thực tế, các môn còn đi vào chi tiết, sự kiện thiếu sức cảm hóa giáo dục. Ngoài ra, chương trình chưa kết nối tích hợp với nhau về nội dung và thời gian, giáo viên còn hạn chế trong vận dụng các phương pháp giáo dục và dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả giáo dục, học sinh chưa thấy được lợi ích của môn học, vì vậy một số môn bị coi là phụ nên các em chưa tích cực học tập.

Cách nào “gii cu” môn xã hi?

Từ những hạn chế trên, giáo viên trực tiếp giảng dạy thấy rằng cần thiết phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục thông qua các môn học. Những tiêu chí cốt lõi cần thiết phải trang bị cho học sinh là: Có ý thức noi gương và làm theo các chuẩn mực truyền thống và đạo lý dân tộc; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình; sống có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân với Tổ quốc; yêu nước, cống hiến cho sự thịnh vượng của đất nước, quan tâm đến mọi người; trung thực, tự lập và cầu tiến, có khả năng hội nhập, thích ứng và hợp tác; sống nhân ái “thương người như thể thương thân”; có ý thức và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống; có thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, có hiểu biết về thế giới mình đang sống. Muốn các môn KHXH hoàn thành sứ mệnh giáo dục truyền thống và đạo lý dân tộc của mình một cách có hiệu quả, cần phải thực hiện các nhóm giải pháp sau đây:

Có vai trò quan trng trong vic hình thành nhân cách cho hc sinh, giáo dc truyn thng và đo lý dân tc s to nên b phóng vng chãi và làm giàu thêm hành trang vào đi cho các em đ sng có trách nhim vi bn thân, gia đình và xã hi.

Thứ nhất, về đổi mới nội dung: chương trình các môn KHXH cần soạn theo chủ đề từ thấp đến cao, từ gần đến xa như từ gia đình đến học đường, xã hội, quốc gia, thế giới, trách nhiệm công dân với gia đình, xã hội, Tổ quốc, nhân loại. Tích hợp các nội dung về đạo lý dân tộc và ý thức công dân trong các môn GDCD, văn học, lịch sử. Chú trọng những nội dung về lịch sử văn hóa dân tộc, nhất là những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống nổi bật. Loại bỏ những nội dung giáo dục trừu tượng ít gần gũi với học sinh, chú ý dạy các em ứng xử theo quyền và nghĩa vụ công dân hợp đạo lý. Lựa chọn nội dung những giá trị phổ quát của nhân loại để đưa vào chương trình các môn KHXH như quyền con người, yêu hòa bình, sống hòa hợp, bình đẳng, nhân đạo, yêu thiên nhiên. Chú ý những môn học trang bị cho học sinh năng lực hướng đến làm người công dân toàn cầu như ngoại ngữ, tin học, thích ứng, sáng tạo, hợp tác.

Thứ hai, về đổi mới phương pháp: phải kết hợp dạy lý thuyết với thực hành, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thực hành các nội dung đã học. Tăng cường sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học hiện đại. Bồi dưỡng cho giáo viên các môn KHXH khả năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hành trải nghiệm những nội dung đã học. Bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên, thực hiện nêu gương sáng cho học sinh học tập, noi theo. Tăng cường thực hành dân chủ, rèn luyện tính tự lập, tự tin, tự trọng cho học sinh. Bên cạnh đó tăng cường phương pháp dạy học theo dự án về chủ đề truyền thống và đạo lý dân tộc. Thực hành đánh giá lý thuyết với thực hành, kiểm tra đánh giá trong nhà trường với các hoạt động bên ngoài nhà trường.

Thứ ba, về đổi mới nhận thức: SGK và các tài liệu giáo dục phải được viết một cách khách quan, khoa học, thuyết phục, in ấn đẹp, hấp dẫn. Tăng thời lượng, tăng quyền chủ động để giáo viên thực hiện các hoạt động thực hành trải nghiệm ngoài giờ lên lớp. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, trung thực, nhà trường không chạy theo thành tích đối phó. Bên cạnh đó cần tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất và nâng cao đời sống để giáo viên toàn tâm toàn ý cho giáo dục.

PGS.TS Ngô Minh Oanh
(Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) 

Bình luận (0)