Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đánh giá tiết dạy thông qua hoạt động của học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Mt tiết dy cho hc sinh THCS ti TP.HCM

Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với đó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục thúc đẩy phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, trong đó có đổi mới cách đánh giá tiết dạy của giáo viên (GV) theo quan điểm là hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS là các hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là hệ thống những hành động liên tiếp của GV và HS dưới sự hướng dẫn của GV, nhằm trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng cần thiết qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách.

Trước đây đặc điểm cơ bản của giáo dục truyền thống là truyền thụ hệ thống tri thức quy định trong chương trình được biên soạn thành từng bài cụ thể, riêng biệt theo từng môn học một cách khuôn khổ, mỗi tiết học đều được tiến hành theo trật tự đã định với “5 bước lên lớp” như “điều lệnh đội ngũ” với mục đích trang bị cho HS hệ thống tri thức khoa học về nhiều lĩnh vực khác nhau (dạy học lấy việc trang bị kiến thức làm nhiệm vụ cơ bản), tập trung vào nội dung dạy của GV, chưa chú trọng đầy đủ đến hoạt động học của HS cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn, dẫn đến việc kiểm tra đánh giá HS chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức (học thuộc lòng – trả bài) mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức và vậy nên để đánh giá chất lượng tiết dạy của GV chủ yếu là đặt nặng các tiêu chí liên quan đến truyền thụ các nội dung kiến thức của GV (có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá tiết dạy cũ mà GV nào cũng đã một thời thực hành và thực hiện).

1.Ngày nay chương trình và PPDH đó đã không còn thích hợp, do các kiến thức “kinh điển” trong nhà trường nhanh chóng lạc hậu với sự phát triển nhanh của khoa học, cách thức tiếp cận kiến thức của HS ngày càng mở rộng, HS không chỉ chờ đón nhận kiến thức độc nhất từ GV… nên song song với việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đòi hỏi đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá HS theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, động viên HS tìm tòi bổ sung kiến thức cập nhật, đa dạng từ sách báo, các phương tiện truyền thông, internet… (tất nhiên phải hướng dẫn HS thận trọng khi tham khảo, sử dụng với thông tin dự báo, thông tin từ nước ngoài; kiểm chứng các nguồn tin, loại bỏ những yếu tố cảm tính, bình luận, đánh giá, cảm nhận chủ quan từ người đưa tin để tìm ra những yếu tố có ý nghĩa thông tin khách quan từ các nguồn thông tin chính thống) và từ những kinh nghiệm rút ra trong thực tế cuộc  sống. Như vậy, trong một tiết học, để đạt được mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn, việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Đổi mới PPDH đang thực hiện chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học; đào tạo HS thành những người có trách nhiệm, có khả năng “giải quyết vấn đề” chứ không phải chỉ là biết “tùm lum” nhưng cái gì cũng biết “từa lưa”; biết phải làm gì chứ không phải “làm như thế này, thế nọ”; biết cách làm và làm sáng tạo chứ không phải có làm đúng sách vở “thánh hiền”… Do đó, dạy học phải là một quá trình GV hướng dẫn HS tiếp cận, thâm nhập, khám phá, rèn luyện, vận dụng… một hệ thống tri thức theo mục tiêu của chương trình và tùy theo nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà GV có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Từ yêu cầu mỗi GV cần vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của HS làm trung tâm thì cũng cần phải có cách đánh giá tiết dạy của GV chủ yếu là thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS trên lớp nhằm giúp GV có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy.

2. Để đón đầu với chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai, hình thức dạy toàn lớp bằng phương pháp thuyết trình truyền thống nay được nhiều GV cải tiến theo hướng tăng cường các hoạt động nhóm, cặp đôi, thực hành, trải nghiệm… Tuy nhiên hiện nay cách làm tuy có mới nhưng do với nội dung chương trình cũ vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức nên các hoạt động của HS (học chương trình hiện hành) chỉ dừng lại ở mức độ giải quyết (tìm kiếm, phát hiện) kiến thức thuộc về chuyên môn (thông qua khai thác nội dung từ SGK là chính), những tình huống gắn với thực tiễn còn chưa được (hay chưa thể được) quan tâm đúng mức (có phần là không đủ thời gian). Tuy vậy, các hoạt động học của HS ngày càng được GV chú trọng hơn nên việc đổi mới đánh giá tiết dạy của GV thông qua quan sát GV tổ chức các hoạt động học của HS như thế nào và HS thực hiện các nhiệm vụ học tập hiệu quả đến đâu phải được đặt lên hàng đầu.

3. Trong một tiết học, đánh giá chất lượng tiết dạy phải dựa trên số lượng các hoạt động học của HS được GV tổ chức; việc sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động hợp lý, phù hợp nội dung bài, theo một trình tự nhất định của mạch kiến thức; hệ thống các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở khích lệ được HS hoạt động tích cực; hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS phù hợp với năng lực và trình độ; thái độ tham gia các hoạt động học của HS, mức độ phù hợp của các hình thức hoạt động; những biện pháp động viên, hỗ trợ, tư vấn của GV trong thời gian HS hoạt động, để đạt hiệu quả cao nhất có thể; mức độ thành công của kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và qua những kiến thức chuẩn xác từ GV… Cụ thể là việc đánh giá tiết dạy thông qua hoạt động học cần tập trung quan sát hoạt động học của HS khi tiếp nhận thực hiện các nhiệm vụ học tập của GV chuyển giao, ở đó sẽ ghi nhận được chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng; phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; tiếp nhận và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp; mức độ chú ý và ghi nhớ của HS trong tiết học; thái độ hăng hái tham gia vào hoạt động; việc vận dụng kiến thức đã học và ngoài ra còn kể đến tính sáng tạo trong hoạt động học của HS… Từ đó, việc đánh giá tiết dạy mới thật sự đổi mới hướng đến HS.

PPDH của GV có ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực trong học tập của HS. Việc sử dụng các PPDH hợp lý sẽ tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của HS, kích thích tính ham học hỏi, ham hiểu biết và nhu cầu tự trau dồi kiến thức của từng cá nhân HS. Bằng nhiều hình thức khác nhau, GV luyện tập cho HS các phương pháp học tập tích cực thông qua tham gia các hoạt động tích cực dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau trong một tiết học một cách nhiệt tình và hiệu quả chắc là một tiết dạy được đánh giá thành công.

Trn Đăng Huy (TP.Cn Thơ)

 

Bình luận (0)