Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tự tin đi làm với bằng trung cấp nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Tt nghip h trung cp (TC) ngành công ngh k thut cơ khí ca Trưng CĐ Kinh tế – K thut TP.HCM, Nguyn Văn Phưc (quê Long An) không quá vt v đ tìm cho mình môi trưng làm vic ưng ý vi mc lương khi đim khá cao là 7 triu đng/tháng.

Hc sinh mt trưng TC đang thc hành ngh lp cáp mng thông tin

Từ kinh nghiệm bản thân cũng như bạn học cùng khóa, Phước nhìn nhận: “Nhiều bạn bè cùng trang lứa ngại học TC ra trường không có việc làm hoặc thu nhập thấp, nhưng thực tế không phải vậy. Qua ngày hội việc làm của trường cũng như của thành phố, được doanh nghiệp phỏng vấn trực tiếp, tôi thấy rằng họ không quá quan trọng đến bằng cấp mà thường tập trung hỏi về kỹ năng, đặc biệt là các tình huống xảy ra tại doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh chuyên môn tay nghề, trong quá trình học chúng ta cần trang bị nhiều kỹ năng là có cơ hội tìm kiếm một việc làm phù hợp”. Tương tự, Trần Nguyễn Chiến (học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của Trường CĐ Kỹ nghệ II) đã có được việc làm trước ngày nhận bằng tốt nghiệp với thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng. Được biết, ngày Chiến quyết định làm hồ sơ học hệ TC nghề, gia đình phản đối quyết liệt. Tuy nhiên, Chiến đã chứng minh cho gia đình thấy rằng để lập thân không nhất thiết phải vào ĐH và khẳng định con đường bản thân chọn không sai. Chiến cho biết hiện bạn đang sắp xếp thời gian học liên thông lên CĐ cũng như trau dồi thêm ngoại ngữ để phục vụ việc học nâng cao của mình.

Năm 2018, Quất Văn Hào tốt nghiệp TC nghề cơ điện tử tại Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương, nhưng trước đó bạn đã được doanh nghiệp tuyển dụng. Hiện nay, lương của Hào đã gần 10 triệu đồng/tháng chưa kể nhiều chế độ đãi ngộ mà không phải doanh nghiệp nào cũng có. Hào chia sẻ, mong muốn lớn nhất là lấy được bằng CĐ cùng chuyên ngành, sau đó học tiếp để lấy bằng ĐH sư phạm giáo dục nghề nghiệp. “Từ thực tế ở trường nghề đến doanh nghiệp, tôi thấy chuyên gia đào tạo nghề hiện rất hiếm trong khi nhu cầu thì cao. Đây là cơ hội mà tôi nghĩ những ai học TC nghề cũng có thể làm được”, Hào chia sẻ.

Đề cập đến nhu cầu nhân lực của nhóm ngành cơ khí, ông Nguyễn Thanh Tân (Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ cơ khí Tân Nam Khang, TP.HCM) cho rằng lao động trình độ TC nghề hiện đang rất thiếu, trong khi các trường đào tạo không đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi đó, ông Trần Công Khang (Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Cơ khí Song Toàn, Bình Dương) lo ngại với nguồn tuyển sinh các nghề kỹ thuật, cơ khí, tự động hóa thiếu như hiện nay thì nhân lực những nghề này trong vài năm tới sẽ thiếu hụt lớn, nhất là lao động trình độ TC. “Chúng tôi cần 15 vị trí kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nhưng phải vất vả đến nhiều trường nghề để tuyển, thậm chí phải đặt hàng, đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ mới có đủ”, ông Khang cho biết.

Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức) cho rằng mục đích chính của việc học nghề là tìm việc làm để nuôi sống bản thân. Vì thế, không nhất thiết phải vào ĐH mà có thể chọn nhiều hướng rẽ khác sau khi đã tốt nghiệp THCS. “Với nhiều chính sách ưu đãi đối với đối tượng học nghề sau THCS, đặc biệt là cam kết việc làm sau khi ra trường, học sinh hoàn toàn tự tin vào trường nghề – vừa học nghề vừa học văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh sở thích, năng lực, học sinh phải tìm hiểu, tham khảo dự báo nhu cầu xã hội về ngành nghề từ nhiều nguồn để tránh khó khăn trong tìm việc làm”, ông Cường gợi ý.

Đại diện một số trường TC-CĐ cho biết, nhóm ngành nghề công nghệ kỹ thuật mà thị trường lao động đang cần là cơ điện tử, cơ khí chế tạo, kỹ thuật nhiệt, hệ thống thông tin, điều khiển và tự động hóa… Theo một chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, hiện nhu cầu nhân lực trình độ ĐH chỉ chiếm 12%, trình độ CĐ là 35%; trong khi đó trình độ TC chiếm đến 35%, còn lại là trình độ sơ cấp và lao động phổ thông.

Bài, ảnh: T.Anh

 

Bình luận (0)