Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cơ hội xuất khẩu lao động rất lớn

Tạp Chí Giáo Dục

Trong s các th trưng lao đng nưc ngoài, Hàn Quc là th trưng đưc đánh giá là có tim năng vi đa dng ngành ngh và nhu cu tăng mnh theo tng năm.

Lao đng Hàn Quc tr v nưc tìm vic ti Sàn giao dch vic làm do S LĐ-TB&XH TP.HCM t chc

Theo đó, gần 8.000 lao động đủ chuẩn của Việt Nam sẽ sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian tới, trong đó, riêng ngành sản xuất chế tạo đã chiếm đến 6.300 lao động. Đây là chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (EPS), do Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc HRD tổ chức.

Đi đ v… làm th c

Vừa qua, kỳ thi tiếng Hàn dành cho lao động thuộc chương trình này đã diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM với 11.600 người tham dự. Anh Nguyễn Hữu Thảo (ngụ P.Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân – một trong những thí sinh thi tiếng Hàn tại TP.HCM) cho biết thời gian qua đã tìm hiểu kỹ thị trường lao động cũng như môi trường doanh nghiệp, mức thu nhập tại Hàn Quốc nên đã dành các buổi tối trong tuần để học tiếng Hàn với mong muốn có được một vị trí việc làm tại nước này. Anh Thảo có nhiều năm làm việc tại xưởng sản xuất và gia công cơ khí ở vị trí chuyền trưởng. Do xác định hướng tham gia xuất khẩu lao động ngay từ đầu nên anh nỗ lực học lấy bằng trung cấp nghề để nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

Nhằm cải thiện kinh tế gia đình và sẽ trở về nước làm việc sau 3 năm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo hợp đồng là mục đích chính của anh Trần Văn Hinh (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)  khi quyết tâm thi đậu kỳ thi tiếng Hàn tổ chức vừa qua. Năm 2017, anh cũng đã tham gia sát hạch ở kỳ thi này nhưng may mắn chưa đến. Anh Hinh cho biết thời gian làm công nhân cho một công ty Hàn Quốc có trụ sở tại Bình Dương đã cho anh nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp của họ, tuy nhiên về ngoại ngữ thì còn thua kém so với những lao động khác. Đó cũng là lý do để anh thử sức mình ở một môi trường làm việc chuyên nghiệp, với hy vọng sau khi về nước sẽ xin vào làm thợ cả ở các doanh nghiệp Hàn Quốc tại TP.HCM.

Tại khóa bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức mới đây ở TP.HCM, ông Nguyễn Gia Liêm (Phó Cục trưởng cục này) cho biết trong năm 2018, ngành LĐ-TB&XH đặt mục tiêu đưa 110.000 lao động đi làm việc ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản… Trong đó, Hàn Quốc là thị trường chủ lực, ổn định, nhu cầu tăng mạnh theo từng năm. Tại đây, ông Liêm lưu ý người lao động cần tìm đến các doanh nghiệp môi giới, tuyển dụng có uy tín, thông tin đúng sự thật, nhất là thu phí đúng giá quy định để tránh thiệt thòi. Đặc biệt, những thông tin về xuất khẩu lao động trên mạng xã hội facebook cũng cần được tìm hiểu kỹ nhằm tránh “tiền mất tật mang”.

“Lao đng Vit Nam không thua kém lao đng các nưc trong khu vc v trình đ tay ngh, đc bit là s chu khó, chăm ch”, ông Kim Do Huyn (Đi s Hàn Quc ti Vit Nam) đánh giá.

Ông Liêm cũng cho hay trong thời gian qua có một số doanh nghiệp thông tin quảng cáo quá sự thật về cơ hội việc làm, thu nhập… dẫn đến sự ngộ nhận ở người lao động, gây mất uy tín.

Mi năm cn 70 ngàn lao đng

Theo Bộ LĐ-TB&XH, cơ hội làm việc tại thị trường lao động Hàn Quốc là rất lớn, mỗi năm từ 60-70 ngàn lao động. Tuy nhiên, con số này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào lao động tuân thủ pháp luật theo hợp đồng. Do vậy, ý thức của người lao động cũng rất quan trọng bên cạnh trình độ chuyên môn, trách nhiệm công việc…

Mới đây khi đến thăm và làm việc tại Trường ĐH Lao động xã hội (cơ sở 2 tại TP.HCM), ông Kim Do Huyn (Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam) đánh giá lao động Việt Nam không thua kém lao động các nước trong khu vực về trình độ tay nghề, đặc biệt là sự chịu khó, chăm chỉ. Từ nền tảng đó, nếu được làm việc trong môi trường doanh nghiệp Hàn Quốc, sau một thời gian ngắn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đây là một lợi thế của Việt Nam trong việc tìm kiếm lao động có tay nghề sau khi họ trở về.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá việc tuyển dụng lao động làm việc ở nước ngoài trở về cũng là giải pháp để hạn chế chi phí đào tạo lại. Hơn nữa, từ kiến thức, kinh nghiệm lao động có được sẽ là người thợ cả cho doanh nghiệp và cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại một số doanh nghiệp cũng như các trường không quan tâm đến đội ngũ này, trong khi đó lại than thiếu lao động giỏi nghề, thiếu thợ cả trong sản xuất và đào tạo.

T.Anh

Bình luận (0)