Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Họp phụ huynh: Nỗi lo hay nỗi buồn?

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay các trưng hc chun b hp ph huynh hc sinh (PHHS) đu năm hc mi. Là cha m HS, ai cũng mong nhà trưng ci tiến ni dung hp sao cho thiết thc, hiu qu, cùng bàn bin pháp đm bo an toàn cho tr, ch không ch chăm bm vào s tin đóng góp, ng h nhà trưng.

Theo tác gi, trong bui hp ph huynh hc sinh, giáo viên ch nhim phi dành thi gian gp riêng ph huynh ca nhng hc sinh có thiếu sót v hc lc và hnh kim đ bàn cách giúp đ các em. Trong nh: Giáo viên và hc sinh đc sách ti thư vin trưng. Ảnh: Hàn Giang

1. Vừa qua, tôi nghe một người bạn phàn nàn về buổi họp PHHS đầu năm học ở một trường THCS nọ: “Đầu buổi họp, giáo viên chủ nhiệm báo cáo hoạt động của trường cùng những chủ trương với những câu chữ quen thuộc mà hầu như năm nào cũng nghe na ná giống nhau. Phần kế tiếp là cô giáo đọc kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm của từng HS, dù trước đó mỗi PH đã được phát bảng điểm của 42 HS trong lớp. Cô giáo luôn miệng phê bình HS, kể cả những HS điểm cao. Cô lại so sánh HS này với HS khác, nếu không so sánh thì cô dự báo HS này có nguy cơ rớt tốt nghiệp, HS kia có tốt nghiệp sẽ không đủ khả năng học cấp 3…  Sau đó, cô giáo khuyên PH nên xem bảng tổng hợp và so sánh để biết con mình đang ở thứ hạng nào trong lớp và cuối cùng cô đề nghị… nên cho HS đăng ký học thêm”. Và mục quan trọng không thể thiếu là nhấn mạnh các khoản thu đầu năm.

Bạn tôi vô cùng ngán ngẩm và thấy đi họp không có ích gì. Những điều cần nghe thì không thấy nói (như vấn đề an toàn trong trường học). Những điều cần nói riêng với cô giáo về con mình thì không có dịp. Có những điều rất tế nhị không nên nói trong buổi họp chung mà cô lại nói…

Thực tế, câu chuyện họp PHHS như trên cũng dễ thấy ở nhiều nơi. Trong buổi họp PHHS, nhiều giáo viên chủ nhiệm cứ thản nhiên đọc bảng điểm kiểm tra chất lượng hoặc kết quả xếp loại học lực, thứ hạng của từng HS. Thậm chí có giáo viên còn trút nỗi bực dọc, hùng hồn phê phán những HS hạnh kiểm xấu trong lớp. PH nào có con học giỏi, điểm cao thì tự hào, hãnh diện, còn PH có con học kém thì ngượng chín mặt, không biết chui đâu mà trốn. Tâm lý chung không PH nào muốn nêu khuyết điểm của con mình trước bàn dân thiên hạ cả. Tôi biết có nhiều trường hợp PHHS vì quá xấu hổ khi bị giáo viên chủ nhiệm làm cho “quê mặt” trước mọi người, nên đi họp về lôi con ra mắng một trận cho hả giận.

2. Tôi được biết trường học ở nước ngoài cũng như một số trường quốc tế tại Việt Nam, khi họp PHHS, giáo viên chủ nhiệm sắp xếp lịch gặp gỡ từng PH trong một khoảng thời gian nhất định từ 10 đến 15 phút (tùy theo tình hình, đặc điểm của từng HS). Trong buổi tiếp xúc ấy, cha mẹ sẽ thông tin những điều cần thiết về con mình như đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh sống, những điều lưu ý về việc học, về sức khỏe, về ăn uống… Khi được họp riêng, PH sẽ mạnh dạn nói lên những khiếm khuyết của con mình để giáo viên giúp đỡ mà không sợ người khác nghe thấy.

Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc thông tin cho PH về chủ trương, nề nếp, nội quy, còn nêu những yêu cầu cần thiết, cụ thể trong việc phối hợp giáo dục. Cuối học kỳ hoặc cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm sẽ trao đổi với PH về tình hình học tập, sinh hoạt, hạnh kiểm của từng HS, nói rõ môn học nào còn yếu, cần phấn đấu thêm. Ngoài ra, giáo viên cũng mạnh dạn trao đổi những thiếu sót của HS, hành vi nào chưa chuẩn mực cần được uốn nắn thêm, kể cả vấn đề tế nhị như giới tính để PH lưu tâm mà không sợ họ xấu hổ trước đám đông.

3. Lớp học trường công lập với sĩ số đông mà yêu cầu giáo viên chủ nhiệm họp riêng từng PH thì hơi khó vì như thế sẽ kéo dài thời gian. Vì vậy, tôi đề nghị trong buổi họp PHHS, bên cạnh việc thông tin những vấn đề chung, rất cần thiết phải dành thời gian gặp gỡ riêng PH của những HS có thiếu sót về học lực và hạnh kiểm để bàn cách giúp đỡ các em. Muốn thế, giáo viên chủ nhiệm phải sâu sát, quan tâm, nắm tình hình HS trong lớp thật chắc, trước buổi họp chuẩn bị báo cáo rất công phu, kỹ lưỡng để khi gặp gỡ PH sẽ trao đổi cụ thể và bàn cách giáo dục hiệu quả. Như vậy nội dung buổi gặp gỡ PHHS sẽ sâu hơn, thiết thực hơn.

Một nội dung khá quan trọng nữa là nên bàn việc giữ gìn sức khỏe, đảm bảo an toàn cho HS trong trường học cũng như an toàn trên đường từ trường về nhà hơn là sa vào việc báo cáo thành tích chung chung. Thỉnh thoảng nhà trường nên mời PHHS tham dự những chuyên đề về giáo dục HS hoặc tổ chức tọa đàm để lắng nghe ý kiến của PHHS. Điều quan trọng là giáo viên chủ nhiệm không chỉ gặp PH trong những lần họp chính thức mà nên liên lạc thường xuyên với PHHS qua các phương tiện thông tin (zalo, viber…) hàng ngày, hàng tuần, hoặc mời gặp trực tiếp mỗi khi có sự việc bất thường.

Tất cả trông cậy vào nỗ lực và cái tâm của thầy cô giáo.

An Nhiên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)