Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lan tỏa tình yêu kịch trong học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Dù ch mi thành lp 1 năm nhưng vi đam mê v din xut, Câu lc b (CLB) Kch Hoàng Hoa Thám thuc Trưng THPT Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thnh (TP.HCM) li làm nên nhng điu k diu khi mnh dn dàn dng các v kch có th sáng đèn trên sân khu chuyên nghip. Đng thi thi làn gió mi vào đi sng hc sinh vi nhng góc nhìn khác v kch nói.

Các thành viên trong CLB Kch ca Trưng THPT Hoàng Hoa Thám

“Kịch nói không phải là loại hình nghệ thuật khô khan, nhàm chán nhưng dường như lại quá xa lạ với giới trẻ, nhất là các bạn học sinh. CLB mong muốn có thể xây dựng được nhiều vở kịch mang “âm hưởng học sinh”, góp phần lan tỏa hơn nữa loại hình nghệ thuật đặc sắc này vào sâu hơn trong học đường”, đại diện CLB chia sẻ.

“Nhóm” lên t tình yêu vi kch

Từ cuộc thi diễn kịch do trường tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm 2017 với sự tham gia của rất nhiều lớp, CLB Kịch Hoàng Hoa Thám ra đời với 17 thành viên có chung niềm đam mê diễn xuất và tình yêu với loại hình nghệ thuật kịch nói. “CLB hoạt động vào sáng thứ bảy hoặc chiều thứ tư mỗi tuần theo những chuyên đề khác nhau. Trong mỗi lần tập luyện, CLB chia ra thành nhiều nhóm nhỏ, các nhóm sẽ tự xây dựng những tiểu phẩm về các chủ đề khác nhau như gia đình, xã hội, học đường, tình yêu… Mỗi nhóm có khoảng 15-30 phút để tự lên kịch bản và tập luyện với nhau. Hết thời gian đó, lần lượt từng nhóm sẽ lên diễn xuất để các thành viên còn lại đưa ra nhận xét và góp ý”, Cao Nghĩa (học lớp 11A12, chủ nhiệm CLB) chia sẻ.

Theo Cao Nghĩa, bằng hình thức sinh hoạt tự góp ý và xây dựng như vậy, các thành viên trong CLB sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, vì đều là diễn viên tay ngang nên để tự hoàn thiện mình trong diễn xuất và xây dựng kịch bản, CLB thường xuyên tổ chức đi xem kịch tại các sân khấu lớn. “Từ biểu cảm khuôn mặt, cách chuyển đổi tâm trạng, đặc biệt là sự nhập vai ở mức cho phép, có chừng mực, kịch bản có sự nhịp nhàng trong từng phân cảnh… là những điều mà CLB luôn cố gắng học hỏi qua từng vở kịch chuyên nghiệp”, Cao Nghĩa cho hay.

Có may mắn khi được tiếp xúc với kịch nói từ khi còn nhỏ, từng có thời gian theo học lớp diễn xuất và đã được diễn trên sân khấu lớn, Cao Nghĩa cho biết những kiến thức nền tảng đó chính là hành trang để em “tự tin bước vào CLB kịch nói của trường” với mong muốn “viết tiếp đam mê dang dở của thời ấu thơ”. “Diễn kịch nói tưởng dễ mà không dễ, cái khó nhất là làm sao diễn mà không phải là diễn, lời thoại được tự nhiên, không phải như đang “đóng kịch””, chàng chủ nhiệm CLB nhấn mạnh.

Không chỉ thỏa niềm đam mê diễn xuất, CLB còn xây dựng nhiều vở kịch nhằm hỗ trợ các bộ môn ngữ văn, giáo dục công dân xây dựng chuyên đề, dự án trong chương trình dạy và các vở kịch trong những hoạt động của trường. “Với môn ngữ văn, chúng em xây dựng những vở kịch dựa trên nguyên tác các tác phẩm được học, môn giáo dục công dân là những vở kịch về bạo lực học đường, sử dụng ma túy… Qua đó vừa giúp các bạn tiếp cận với môn học một cách nhẹ nhàng, thú vị, vừa đưa kịch nói đến học đường và đặc biệt là vẫn giữ được những bài học về giáo dục sâu sắc”, Ngọc Long (học lớp 11A12, thành viên CLB) cho biết.

Vươn xa vi d án thin nguyn

Làm nên tên tuổi của CLB phải kể đến thành công của dự án kịch nói thiện nguyện mà CLB đã mạnh dạn thực hiện. Cụ thể, với vở kịch “Trọ tình” diễn tại Sân khấu Lê Hoàng (Q.Bình Thạnh) vào giữa tháng 6 vừa qua đã lan tỏa những dư âm mạnh mẽ về kịch nói trong giới học đường. Vở kịch đã bán được trên 200 vé, toàn bộ số tiền thu được CLB tặng cho hơn 40 trẻ em nghèo tại tỉnh Tây Ninh.

“Ý tưởng ban đầu của “Trọ tình” là những đứa trẻ mồ côi cha mẹ và bị chăn dắt. Tuy nhiên, không muốn là vở bi kịch nên CLB đã chuyển kịch bản. Tình cờ xem một đoạn video ngắn trên mạng xã hội về một cậu bé bị cha mẹ bỏ rơi, em nghĩ rằng CLB có thể xây dựng một vở kịch về những mảnh đời bất hạnh khốn khó trong xã hội. Nhưng không phải là một vở bi kịch mà là một vở kịch nhân văn về tình người, tình yêu thương ngay cả khi cuộc sống đầy rẫy những khốn khó, bất an”, Cao Nghĩa nhớ lại.

Mt cnh trong v kch “Tr tình”

Và “Trọ tình” ra đời, kịch bản được viết bởi Trần Hoàng Thạch Thảo (cựu học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, thành viên CLB). “Trọ tình” kể về một xóm trọ nghèo, với nhiều mảng đời sáng tối khác nhau của những số phận éo le trong cuộc đời. Là ông chủ trọ với quá khứ không mấy hạnh phúc, là cô gái bán hoa già, là đôi vợ chồng già lạc mất con sống trong nỗi đau tâm hồn và thể xác tật bệnh, là anh em mồ côi… Từ những câu chuyện quá khứ đau buồn ấy, “Trọ tình” phát đi thông điệp đầy nhân văn về tình yêu thương và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, hàn gắn những vết thương quá khứ.

Hơn 1 tháng trời miệt mài tập luyện, ăn ngủ cùng vở kịch đến “ngay cả nằm mơ cũng thấy mình đang diễn xuất”, các thành viên cho biết dù không thể tránh khỏi những hạt sạn trong diễn xuất khi “bỗng dưng đang diễn quên lời, mải nhìn bạn diễn mà quên mất mình cũng đang… diễn, nói lời thoại quá ngang hay hóa thân chưa đạt”, thế nhưng với các bạn, niềm hạnh phúc nhất là đã mang được tiếng cười, nước mắt xen lẫn cảm xúc cho người xem. “Thông qua vở kịch, em đã có cái nhìn mới mẻ về kịch và tình yêu với kịch”, Gia Hân (học lớp 11A10) chia sẻ sau khi xem xong vở kịch.

“Dù chỉ là những diễn viên tay ngang nhưng các em đã tạo ra được một sân chơi về kịch nói đầy bổ ích, vừa thể hiện được đam mê, vừa góp phần truyền đạt, lan tỏa đam mê đó trong giới học đường”, thầy Nguyễn Văn Nhị (Trợ lý thanh niên nhà trường) nhấn mạnh.

Yến Hoa

Bình luận (0)