Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Môn văn cần có sự “lột xác”!

Tạp Chí Giáo Dục

Thng kê ca B GD-ĐT v môn văn trong k thi THPT quc gia va qua đã cho ta nhng con s đáng đ suy nghĩ: Trong tng s 901.806 thí sinh (TS) d thi, có đến 291.277 TS đim dưi trung bình (chiếm t l 32,30%); đim trung bình là 5,45; ph đim trong khong 5-6; s đim có nhiu TS đt nht là 6.

Thí sinh vui mng sau khi làm tt môn văn k thi THPT quc gia va qua. Ảnh: Y.Hoa

Đặc biệt, mặc dù đề thi có những câu hỏi rất dễ với mục đích là để chống điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống), song có đến 783 TS bị liệt điểm. Số TS đạt điểm trên 9 ít, không có TS đạt điểm 10. Như vậy, so với kỳ thi 2017, điểm số môn văn giảm hơn ở tất cả các mặt.

Biu đ “tt dc”, vì sao?

Trong đợt chấm thi THPT quốc gia môn văn vừa qua, giám khảo bất ngờ trước những bài làm rất kém và “lạ” của TS. Có nhiều em hổng kiến thức trầm trọng. Chẳng hạn đoạn thơ tự do của Nguyễn Duy mà trả lời là lục bát, Đường luật. Vô tư gọi sai nhà văn Nguyễn Minh Châu thành nhà thơ suốt từ đầu đến cuối bài làm. Có bài làm phần mở và kết bài là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhưng ở phần triển khai thì chép nguyên si bài phân tích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Lại có bài, ở câu nghị luận văn học, không phân tích gì cả mà sáng tác một bài thơ nêu cảm nghĩ về tác giả Nguyễn Minh Châu. Cũng có bài, cuối bài làm rất sơ sài, TS viết dòng này: “Em thi để đủ điểm xét tốt nghiệp thôi!”… Thực tế về việc lười viết bài, sai kiến thức, yếu nhiều mặt về kỹ năng làm bài trên đặt ra thắc mắc: Vì sao?

Có thể thấy ở đây gồm nhiều nguyên nhân. Trước nhất là tâm lý xem nhẹ việc học môn văn, coi nó là môn học phụ mặc dù trong ý thức bấy lâu nay của chúng ta thì môn toán và văn được xem là hai môn học chính. Vì vậy, nhiều học sinh lớp 12, nhất là các em theo học ban tự nhiên, rất thờ ơ với môn văn, sẵn sàng “li dị” môn này ngay sau khi tổng kết điểm. Thứ hai, chương trình học và ôn tập nặng, nhiều tác phẩm, nhiều kiến thức. Nếu trước đây chỉ có kiến thức lớp 12, thì năm nay có thêm lớp 11. Học sinh ôn bài không kịp, thấy đuối sức, vì vừa phải ôn nhiều kiến thức các môn học khác. Dẫn đến hệ lụy là học sinh học tủ, học “vẹt” vì ôn không nổi, không kỹ. Và khi đề thi không “trúng tủ” thì bỏ giấy trắng, hoặc làm bừa, viết ẩu. Thứ ba, đề thi còn nặng về yêu cầu kiến thức, còn rập khuôn theo mẫu. Vì vậy TS thường tiên đoán các dạng đề và luyện tập một cách máy móc, thiếu sáng tạo. Và khi đề thi ra lệch thì chỉ biết “cắn bút”. Ngoài ra phải kể đến một số TS hổng kiến thức trầm trọng và lười học bài, lười làm bài, sẵn sàng nộp giấy trắng một cách… vô cảm!

Đt li vn đ v dy-hc, thi c môn văn

Nhiu giáo viên cho rng nên “m” ti đa cho vic kim tra đánh giá ca môn văn đ xóa đi cái tâm lý ch đi t B GD-ĐT v gii hn ni dung, đ thi minh ha. Hn chế cái cnh đoán đ, đoán tác phm s ra… tn ti by lâu nay. Đ thi không c phi nht thiết là nhng tác phm có trong chương trình, mà m rng ra ngoài.

Những nguyên nhân trên gợi lại câu hỏi về ý nghĩa, mục đích của việc học văn; về việc giới hạn nội dung ôn thi và cách ra đề thi hiện nay. Không thể phủ nhận đề thi môn văn đã có nhiều đổi mới tích cực. Như nội dung hướng đến nhiều vấn đề thời sự xã hội; cách hỏi mở nhằm phát huy sáng tạo và chính kiến của TS; đánh giá nhiều mặt về kỹ năng đọc hiểu, tư duy xã hội và cảm thụ văn học. Tuy nhiên, mục đích ứng dụng thực tiễn của việc học ngữ văn chưa nhiều. Nhiều bài học có tính thực tế đã bị người dạy “cắt xén” vì mục đích thi cử, điểm số. Kiến thức đề thi còn mang tính hàn lâm và còn tâm lý “thi gì, học nấy”. Xu hướng ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm cũng ảnh hưởng đến kỹ năng trình bày, lập luận của TS. Đó là những lý do chính bên cạnh nhiều lý do khác làm nên tình cảnh không mấy sáng sủa của bài thi môn văn nói trên.

Rõ ràng việc học hành, thi cử của môn văn cần sự “lột xác” nhiều hơn nữa. Nhất là trong lộ trình thay đổi chương trình và sách giáo khoa sắp tới. Nhiều giáo viên cho rằng nên “mở” tối đa cho việc kiểm tra đánh giá của môn văn để xóa đi cái tâm lý chờ đợi từ Bộ GD-ĐT về giới hạn nội dung, đề thi minh họa. Hạn chế cái cảnh đoán đề, đoán tác phẩm sẽ ra… tồn tại bấy lâu nay. Đề thi không cứ phải nhất thiết là những tác phẩm có trong chương trình, mà mở rộng ra ngoài. Quan trọng là xây dựng cấu trúc đề thi như thế nào. Như thế, giáo viên chỉ cần hướng dẫn kỹ năng cho học sinh trong việc làm bài là được. Những ý kiến ấy xem ra có phần hợp lý!

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)