Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đưa trí tuệ nhân tạo vào dạy học lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

T năm hc 2022-2023, TP.HCM đưa trí tu nhân to ng dng trong dy hc môn lch s nhm thu hút hc sinh đến vi môn hc, đc bit là đy mnh vic ging dy di sn văn hóa trong nhà trưng.


Hc sinh Trưng THCS Minh Đc (Q.1) thích thú hc lch s cùng robot Batalis

Hc sinh thích thú hc lch s cùng robot

Thay vì diễn ra trong lớp học, giờ học lịch sử khối 6 ở Trường THCS Minh Đức (Q.1) được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Đây là hình thức đổi mới không gian lớp học, đổi mới môn học đã được nhà trường tổ chức nhiều năm nay, song tiết học lần này với các em học sinh khối 6 lại khác biệt hoàn toàn vì có sự xuất hiện của một thành viên mới, đó là robot Batalis. “Xin chào các bạn đến tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Bây giờ xin mời các bạn khám phá bảo tàng theo cách riêng của mình nhé!”, robot Batalis đã mở đầu tiết học như vậy khiến các em học sinh vô cùng hứng thú.

Sau phần giới thiệu làm quen giữa robot Batalis với học sinh, từng thành viên trong lớp học được tương tác trực tiếp với robot. Mỗi em tham gia trả lời các câu hỏi đố vui trắc nghiệm liên quan đến lịch sử cùng với robot qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên. Điều đặc biệt là với những câu trả lời sai, robot Batalis sẽ đưa ra câu trả lời đúng đồng thời phân tích, mở rộng kiến thức liên quan cho học sinh biết. “Truyền thuyết Mỵ Châu, Trọng Thủy gắn với di tích nào hiện nay?”; “Tác giả câu nói: Ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc là ai?”; “Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết nào trong lịch sử”…, các câu hỏi trắc nghiệm khiến Minh Hương (học sinh khối 6) rất thích thú. Minh Hương chia sẻ, robot Batalis đã mang đến cho em những trải nghiệm học lịch sử vô cùng mới lạ, độc đáo, giúp việc học lịch sử không còn khô khan mà rất ấn tượng. “Đây là lần đầu tiên em và các bạn được học lịch sử cùng robot. Em thấy tiết học rất thú vị, sinh động hơn rất nhiều”, Minh Hương cho biết.

Trí tu nhân to không th thay thế giáo viên

Cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, Q.1) đánh giá, sự xuất hiện của robot Batalis đã mang đến những trải nghiệm mới mẻ, thích thú cho học sinh trong môn học. Đặc biệt là giúp đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm, từng bước khơi gợi thêm tình yêu của học sinh với môn học. “Trong chuyển đổi số, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo khiến các bài giảng của giáo viên trở nên sinh động rất nhiều, giúp học sinh hào hứng hơn khi học tập. Thế nhưng, trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn được vai trò của người giáo viên trong tiết học mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ giáo viên, truyền đi thông điệp về sự đổi mới và tình yêu với môn học. Thế nhưng nó cũng đặt ra cho giáo viên yêu cầu cao hơn nữa về sự đổi mới trong giảng dạy”, cô An nhấn mạnh.

Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.HCM và Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM, năm học 2022-2023, các bảo tàng tại TP.HCM sẽ xây dựng chương trình, các tiết học có ứng dụng công nghệ phục vụ cho học sinh trong hành trình “Đưa bảo tàng đến trường học”: Tích hợp từ những chuyên đề trưng bày của mỗi bảo tàng đưa vào các môn học lịch sử, giáo dục công dân, địa lý, tiếng Anh, ngữ văn… Xây dựng các chương trình giáo dục di sản văn hóa dành riêng cho học sinh gắn với khung kiến thức, kỹ năng sống phù hợp. Tổ chức các hội thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa, giúp học sinh trở thành những tuyên truyền viên đầy năng động và sáng tạo. Tổ chức chương trình gắn với hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt, bảo tàng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa phù hợp với học sinh, nhằm giới thiệu di sản văn hóa trong không gian số, sử dụng trong dạy và học; phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM xây dựng kho học liệu số chuyên sâu về lịch sử, địa lý, văn học, văn hóa TP.HCM dùng chung toàn ngành…


H
c sinh xem các hin vt đưc trưng bày ti bo tàng

Ấn tượng với giọng nói và các tính năng chuyên biệt của robot Batalis trong tiết học, Trần Hào Hùng (học sinh khối 6) cho hay, robot có giọng nói nhẹ nhàng, kiến thức và sự hiểu biết về lịch sử vô cùng rộng. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô, sự xuất hiện của robot Batalis giúp tiết học hào hứng, ý nghĩa hơn. “Trước giờ môn lịch sử được nhiều học sinh cho là khô khan, không lôi cuốn. Em cho rằng với sự xuất hiện của robot Batalis trong tiết học thì quan niệm đó dần thay đổi, các bạn sẽ có cách nhìn khác, cởi mở, thích thú hơn với môn lịch sử. Như vậy, ngoài việc thay đổi không khí lớp học thì robot Batalis còn mang vai trò đưa môn lịch sử đến gần với chúng em hơn”, Hào Hùng bày tỏ.

Mang robot đến các trưng vùng ven, ngoi thành

Robot Batalis là sản phẩm do Bảo tàng Lịch sử TP.HCM thiết kế, dành riêng cho hoạt động dạy và học môn lịch sử của học sinh trên địa bàn TP.HCM. Ông Hoàng Anh Tuấn (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM) cho biết robot Batalis lần đầu tiên được bảo tàng thiết kế, lập trình nhằm mang đến sự thích thú cho học sinh thành phố khi học lịch sử, đẩy mạnh việc giảng dạy di sản văn hóa trong nhà trường hay tại bảo tàng theo hình thức chuyển đổi số, như yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.HCM và Sở Văn hóa – Thể thao TP.HCM, bắt đầu từ năm học 2022-2023. “Robot Batalis có nhiều tính năng thú vị như chào đón, tương tác với học sinh. Đặc biệt, tùy theo từng yêu cầu, đặt hàng của giáo viên đối với từng bậc học, từng đối tượng học sinh, robot Batalis sẽ được tích hợp các phần kiến thức phù hợp. Do đó, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM hy vọng với sự xuất hiện của robot Batalis sẽ hỗ trợ các trường đổi mới phương pháp giảng dạy trong môn lịch sử, giúp học sinh yêu thích hơn môn học. Đặc biệt là thu hút học sinh thành phố đến tham quan học tập và tìm hiểu những kiến thức, di sản văn hóa tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, robot Batalis không chỉ xuất hiện tại bảo tàng, thời gian tới sẽ được bảo tàng đưa đến các trường học ở vùng ven, ngoại thành để tất cả học sinh trên địa bàn TP.HCM có cơ hội tiếp cận với robot khi học lịch sử, qua đó thay đổi phương pháp tiếp cận môn học.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)