Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Gặp họa vì tiêm filler nâng mũi

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, Bnh vin Trưng Vương đã cp cu mt trưng hp b tn thương mt do tiêm filler (cht làm đy) đ nâng mũi mt cơ s làm đp qun 4. Theo nhn đnh ca các bác sĩ, kh năng phc hi th lc cho bnh nhân là không th vì nhp vin quá tr.

Đ tránh tin mt tt mang, ngưi dân nên chn cơ s thm m có chc năng tiêm filler, vi sn phm đã đưc B Y tế cp phép lưu hành

Tiêm filler nâng mũi … chung cư

Đó là trường hợp của bệnh nhân N.T.C.D (30 tuổi, ngụ quận 2). Vụ việc xảy ra vào chiều 17-7, D. đến một cơ sở thẩm mỹ tại chung cư ở quận 4 để tiêm filler nâng mũi. Sau khi tiêm được 5 phút, vùng mắt và trán của D. bị đau nhức dữ dội, sau đó mắt trái bị mờ và bị sụp mi không thể mở mắt được. Thấy tình trạng mỗi lúc một tệ nên vào chiều 18-7, D. được người thân đưa đến Bệnh viện Trưng Vương trong tình trạng mắt trái bầm sưng, sụp mi, không nhìn thấy gì; vùng da mũi, chân mày cũng bị sưng đau. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tăng nhãn áp do chất làm đầy, tắc động mạch trung tâm võng mạc, liệt dây 3, hoại tử da vùng mũi và mắt trái. Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thế Hồ (Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Trưng Vương) cho biết, bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc giải chất filler, giúp tái tưới máu cho các tế bào thị giác. Tuy nhiên, thời gian vàng để tiêm thuốc giải là 90 phút sau khi xảy ra biến chứng, sau thời gian này các tế bào thần kinh nuôi mắt đã bị tổn thương nghiêm trọng, trong khi bệnh nhân nhập viện sau 26 tiếng kể từ lúc xảy ra sự cố nên khả năng phục hồi thị lực gần như là vô vọng.

Các bác sĩ lưu ý, filler được tiêm cho bệnh nhân D. là loại chưa được lưu hành chính thức tại Việt Nam, có thể là hàng xách tay do cơ sở làm đẹp sử dụng. Cảnh báo về nguy cơ gây biến chứng do tiêm chất làm đầy để nâng mũi không phẫu thuật, mới đây Bệnh viện Trưng Vương cũng điều trị cho một người mẫu ảnh (24 tuổi). Trước đó, bệnh nhân này đi nâng mũi tại một cơ sở thẩm mỹ, do bị nhiễm trùng nặng nên phải rút sống mũi đã phẫu thuật. Không từ bỏ “khát khao” làm đẹp, cô gái tiếp tục đến một cơ sở thẩm mỹ khác để tiêm filler nâng mũi. Lần này, cô gái lại phải nhập viện do mũi bị nhiễm trùng và hoại tử. Bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương đã tiến hành cắt lọc mô hoại tử, chăm sóc vết thương tại chỗ và yêu cầu bệnh nhân phải tái khám mỗi ngày.

Tương tự như TP.HCM, tình trạng tiêm filler nâng mũi bị biến chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không phải là hiếm. Tiêu biểu như trường hợp của chị N.T.T (30 tuổi), vào ngày 1-7 đã đến một spa do người quen giới thiệu, tại đây chị được nhân viên tiêm 1ml filler nâng mũi. Vài giờ sau tiêm, đỉnh mũi của T. bị đau nhức và bầm tím, vết bầm có chiều hướng lan rộng lên sống mũi và khu vực giữa hai chân mày. Thấy tình hình không ổn, T. vội  đến Bệnh viện Da liễu Trung ương để thăm khám. Bác sĩ Nguyễn Hữu Quang (Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng) xác định bệnh nhân bị tắc mạch do filler, làm xuất huyết vùng đỉnh mũi, sống mũi và khu vực giữa hai chân mày. Bác sĩ điều trị đã tiêm hyaluronidase hóa giải filler để giải phóng chèn ép và thông lòng mạch máu, đồng thời cho bệnh nhân sử dụng thuốc giãn mạch để chống huyết khối, phù nề. Được biết, trong chưa đầy một tháng qua, đây là trường hợp thứ 3 bị biến chứng sau tiêm filler trên địa bàn Hà Nội.

Đng đ “tin mt tt mang”

Theo lý giải của các chuyên gia thẩm mỹ, nâng mũi không phẫu thuật bằng tiêm filler thực chất là quá trình đưa một chất lỏng đậm đặc vào phần mũi cần nâng cao lên gồm sóng mũi, đầu mũi, xóa đi khuyết điểm mũi gồ xương hoặc mũi gãy và chỉnh đầu mũi nhỏ, nhọn trở nên tròn trịa hơn. Chỉ bằng một mũi tên siêu nhỏ, lập tức những phần tử hyaluronic acid sẽ lập tức đổ đầy thể tích mô tại vị trí đó, giúp mũi đầy hơn, cao hơn cũng như có hình dáng như mong muốn. Chính vì ưu điểm “không phải đụng chạm dao kéo” này đã khiến cho phương pháp tiêm filler nâng mũi trong mấy năm gần đây nổi lên như một lựa chọn mới mẻ của nhiều phụ nữ. Tin vào phương pháp làm đẹp này không có gì là sai, tuy nhiên điều đáng nói là thực tế có nhiều trường hợp chọn tiêm ở những cơ sở thẩm mỹ không có chức năng tiêm filler.

Theo khuyến cáo của TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh (Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương), rất khó xác định chất làm đầy là chất gì, nhưng thường là dung dịch silicon lỏng, mà chất này đã bị cấm từ lâu trong lĩnh vực thẩm mỹ. Ngay cả chất làm đầy có nguồn gốc cũng có thể gây tai biến mặc dù rất thấp, thì đối với những chất chưa được công nhận sẽ có nguy cơ gây biến chứng tại chỗ, hoặc về lâu dài có thể gây phản ứng viêm, vón cục, gây biến dạng vùng tiêm hoặc có nguy cơ gây ung thư. Vì vậy để tránh tiền mất tật mang, mỗi người cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện tiêm chất làm đầy. Quy trình tiêm chất làm đầy phải được thực hiện tại cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép. Người thực hiện tiêm chất làm đầy cũng phải có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên môn. Đặc biệt chất làm đầy được chọn tiêm phải là sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được nhập khẩu chính thức và có nguồn gốc rõ ràng.

Vũ Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)