Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tràng giang và một nỗi sầu triết lý nhân sinh!

Tạp Chí Giáo Dục

Trong Thi nhân Vit Nam, tác gi Hoài Thanh đã tng nhn đnh v thơ Huy Cn hi t trong mt ch “bun”: “Đi chúng ta nm trong mt ch tôi. Mt b rng ta đi tìm b sâu. Nhưng càng đi sâu càng thy lnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế L, ta phiêu lưu trong trưng tình ca Lưu Trng Lư, ta điên cung vi Hàn Mc T, Chế Lan Viên, ta đm say cùng Xuân Diu. Nhưng đng tiên đã khép, tình yêu không bn, điên cung ri tnh, say đm vn bơ vơ. Ta ngơ ngn bun tr v hn ta cùng Huy Cn”.

Hc sinh Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1) đc tác phm trong tiết hc môn văn (nh minh ha). Ảnh: T.L

Nếu coi cốt lõi tinh thần thơ mới là một cái “tôi” buồn, thì Huy Cận đã nói thay điều đó cho cả thế hệ. Thật đúng như thế, thơ Huy Cận trước 1945 là cả thế giới mênh mang của một nỗi sầu. Mà như Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã từng nhận xét: “Ở Huy Cận, ta không thấy những tiếng kêu ầm ĩ, nóng nảy như ở tác giả Thơ Thơ và ta cũng không thấy cái buồn vơ vẩn và nhẹ nhàng như ở tác giả Tiếng thu. Huy Cận than thân thì ít mà góp tiếng khóc với đời thì nhiều”. “Góp tiếng khóc với đời” là nói thay lời buồn chung cho đời vậy!

Nỗi sầu thiên cổ trong thơ Huy Cận cơ hồ có đầu mối từ độ chất ngất Đường thi; đã thấm sâu vào ngấn lệ u sầu trong mắt người chinh phụ; để đến khi, đến những dự cảm phôi thai về một chữ “sầu” trong con người “của hai thế kỷ” (Hoài Thanh), “tiên sinh” Nguyễn Khắc Hiếu nói: “Sầu không có mối, chém sao cho đứt; sầu không có khối, đập sao cho tan” đã bộc phát lên dữ dội, lên tột cùng chót vót sơn khê. Hãy đọc lại những câu thơ này để nghe tác giả họ “Cù” thủ thỉ: “Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại/ Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang/ Sầu đã chín, xin Người thôi hãy hái/ Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường” (Trình bày), “Tai nương nước giọt mái nhà/ Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn”. Ngay cả những câu thơ được xem là trong sáng nhất, Huy Cận cũng không “trốn” khỏi được khoảnh khắc trống trải, cô đơn: “Nắng chia nửa bãi, chiều rồi…/ Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu” (Ngậm ngùi). Tuy vậy, nếu chọn một thi phẩm tiêu biểu nhất cho “thứ tôn giáo về nỗi sầu” của Huy Cận, thì phải kể đến Tràng giang.

Khi Thơ mới được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông, bài thơ Tràng giang luôn không thiếu sau nhiều lần thay sách. Có điều là, để hiểu bài thơ này một cách đầy đủ, thấy được ý nghĩ triết lý và cái buồn thế sự về thân phận con người, thấy được thi tứ độc đáo qua việc xây dựng các trục thi liệu về thời gian, không gian mang phong cách thơ Huy Cận thì không phải dễ dàng. Chỉ dựa trên bề nổi ngôn từ thì Tràng giang chỉ là một nỗi buồn, nhưng cảm nhận ở chiều sâu tư tưởng thì tác phẩm là một triết lý nhân sinh sâu sắc. 

Huy Cận viết bài thơ này năm 1939, khoảng thời gian tác giả học Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội. Theo Huy Cận, bài thơ gợi cảm hứng từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước. Nên từ nhan đề, câu thơ đề từ đến hệ thống hình ảnh đều gợi ra cả một thế giới tạo vật rộng lớn, mênh mang. Đó là một thế giới không đầu không mối: “Con thuyền xuôi mái nước song song”, “thuyền về, nước lại”, “củi một cành khô lạc mấy dòng”…; không bờ không bến: “lơ thơ cồn nhỏ…”, “đâu tiếng làng xa”, “nắng xuống, trời lên sâu chót vót”…; đứt tung, không một mối liên kết nào: “Con thuyền xuôi mái nước song song”, “Không cầu gợi chút niềm thân mật”… Trong Lời tựa viết cho tập Lửa thiêng, Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Cảm giác nổi trội nhất của ta là cảm giác không gian”. Khác với Nguyễn Khuyến trước đây khi quan sát cảnh thu, ông phải lựa chọn vị trí giữa ao (trong bài Thu vịnh) để miêu tả cảnh thu cho thật bao quát. Còn Huy Cận thì, trong không gian đa chiều rộng lớn ấy, con người trở nên nhỏ bé, bơ vơ, vô định – một cái tôi “phi ngã” trước tạo vật vũ trụ. Đó chính là thân phận kiếp người theo góc nhìn của Huy Cận trước 1945. Khác với những cách định nghĩa về bản thân của các nhà thơ mới khác trong bối cảnh lịch sử này. Bối cảnh xã hội mà GS. Trần Đình Sử từng có lý khi cho rằng: Xã hội truyền thống với những sợi dây liên kết cộng đồng đã đứt tung, thay vào đó là những cái tôi cá nhân vô định, mất phương hướng, không liên kết khi bình về câu thơ “Không cầu gợi chút niềm thân mật”.  

GS. Hoàng Như Mai trước đây khi lý giải con người hai mặt vừa yêu đời (Tôi là một cây kim bé nhỏ/ Mà vạn vật là muôn đá nam châm), nhưng lại lắm bi quan (Chiếc đảo hồn tôi rợn tứ bề) của Xuân Diệu có nguyên nhân sâu xa từ thân phận mất nước, nô lệ. Nỗi sầu của Huy Cận cũng có căn do từ hoàn cảnh ấy. Từ nỗi buồn được khởi phát từ các nhà thơ cuối mùa trung đại (Tế Xương…), đến các thi nhân buổi giao thời (Tản Đà…) và đã thật sự “chín” trong Thơ mới 1930-1945, mà đỉnh điểm là Huy Cận.

Học giả Phan Ngọc từng cho rằng Tràng giang có chất Đường thi hơn những bài thơ Đường trung đại. Chính Huy Cận cũng thừa nhận ông đã lấy cảm hứng từ ý thơ của Đỗ Phủ, Thôi Hiệu đời Đường, của Chinh phụ ngâm để cho bài thơ đạt đến phong vị cổ điển. Tuy nhiên giữa các cái “tôi” của thi nhân thì khác hẳn. Huy Cận trong Tràng giang mang cảm hứng của cái “tôi” thế cuộc, cái tôi thế sự nâng lên tầm triết lý về phận người. Chẳng hạn, nỗi buồn trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là nỗi buồn xuất phát ở thực tại ý thức về quá khứ, còn nỗi buồn trong Tràng giang là nỗi buồn cũng từ thực tại nhưng lại ý thức về cái tôi, về tình người, tình đời, tình đất nước, quê hương…

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)