Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: 5 vấn đề đổi mới kỳ thi quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

Mc tiêu s dng kết qu k thi THPT quc gia đ xét tuyn vào ĐH-CĐ đưc thc hin vài năm nay và mc tiêu đó đã có nhng kết qu nht đnh, nht là vic công nhn tt nghip và tiết kim nhiu v mt tài chính cho thí sinh, gia đình và toàn xã hi.

HS Trưng THPT Nguyn Th Diu (Q.3, TP.HCM) làm h sơ đăng ký thi THPT quc gia 2018. Ảnh: Y.Hoa

Để các kỳ thi sau có hiệu quả hơn trong việc công nhận tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia làm điểm xét tuyển ĐH-CĐ, theo tôi cần làm tốt các công việc sau:

Thứ nhất, công tác ra đề thi. Đây là một công việc cực kỳ quan trọng bởi đề thi THPT chỉ có thể cho phép các trường ĐH sử dụng kết quả thi làm kết quả xét tuyển chỉ khi đề thi có tính chất phân hóa thí sinh tốt. Nghĩa là, phổ điểm phân hóa đủ để các trường lựa chọn thí sinh một cách tốt nhất. Như vậy các đề thi sẽ không quá dễ hoặc quá khó – cả 2 thái cực này đều không giúp cho việc xét tuyển của các ĐH (ví dụ đề toán năm nay là một đề thi có khá nhiều câu hỏi khó, nhiều thí sinh không hoàn thành đề thi trong khoảng thời gian làm bài, nên các trường top trên gặp khó khi chọn thí sinh xét tuyển). Đề thi quá khó có thể dẫn đến việc các trường ĐH đưa ra điểm xét tuyển thấp làm cho xã hội lầm tưởng chất lượng học sinh kém hơn những năm ra đề dễ! Thứ hai, công tác thi. Cho đến nay chưa xảy ra việc lộ đề thi ở khâu in ấn nhưng cũng không nên chủ quan, các sở GD-ĐT cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình in sao, cách vận chuyển đề, không được xảy ra tình trạng lộ đề thi ở khâu in ấn và vận chuyển. Thứ ba, coi thi. Việc để giảng viên các trường ĐH tham gia kỳ thi là nhằm đảm bảo sự nghiêm túc của kỳ thi, nhất là có thể giảm thiểu đến mức tối đa những tiêu cực từ phía quan hệ người nhà, quan hệ thầy trò… trong khi thi. Dù là tốn kém hơn do phải chi phí cho di chuyển và sinh hoạt trong kỳ thi cho giám thị từ các trường ĐH, bù lại, sự nghiêm túc của kỳ thi đảm bảo hơn. Thứ tư, chấm thi. Do kỳ thi chỉ còn một môn tự luận, và đề thi môn tự luận này theo nhiều người, có “độ mở” cao nên cần có những thầy cô giỏi chấm thi, đặc biệt cần tuân thủ đáp án. Cần thiết thì tổ chức chấm tập trung hoặc chấm chéo giữa các địa phương. Với các đề thi trắc nghiệm thì cần thêm các biện pháp nghiệp vụ khác để tránh tình trạng vừa xảy ra ở Hà Giang, Sơn La (và có thể còn các nơi khác như phân tích của nhiều chuyên gia). Tôi đề nghị, khi kết thúc mỗi môn thi trắc nghiệm, bài làm của thí sinh phải được quét và chuyển file ngay về Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) để lưu trữ và làm cơ sở đối chiếu sau này. Việc chấm thi chỉ được tiến hành sau khi Bộ GD-ĐT nhận được dữ liệu của tất cả các sở GD-ĐT. Theo đó, bộ sẽ tổ chức chấm độc lập với các sở (khoảng 5-10% số bài thi), các sở chỉ được công bố điểm khi không còn có chênh lệch về điểm bài thi do bộ chấm và cơ sở chấm! Thứ năm, xét tuyển của các trường ĐH. Nhiều ĐH cho rằng, họ không tin tưởng vào kết quả thi THPT quốc gia nên đã chọn thêm cách thức kiểm tra khác (như sơ tuyển xong, những người vượt qua sơ tuyển mới được làm bài thi do trường đặt ra), dù đạt được mục tiêu của mình nhưng cũng gây thêm sự tốn kém nhất định, vì thế chỉ nên duy trì hình thức này ở các trường top trên cho đến khi thực hiện việc giao toàn quyền cho các ĐH trong công tác tuyển sinh. Hiện nay, mỗi thí sinh chỉ có 1 cơ hội trúng tuyển. Cần thiết cho phép thí sinh được lựa chọn nhiều hơn các nguyện vọng trúng tuyển trước khi ra quyết định sau cùng chọn ngành nào để học thay vì đã đăng ký mà trúng tuyển thì phải nhập học. Việc này gây khó khăn ít nhiều cho các trường ĐH, nhưng lợi hơn cho thí sinh.

Nguyn Kim Hng
(nguyên Hiu trưng Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)