Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Nơi mở ra “chân trời” sáng tạo

Tạp Chí Giáo Dục

Vi tham vng có th phát trin phong trào nghiên cu khoa hc (NCKH) trong trưng, Bùi Mnh Gii (cu hc sinh Trưng THPT Gia Đnh, hin đang là sinh viên Trưng ĐH Vit Đc) đã thành lp CLB Khoa hc k thut Gia Đnh, như mt li khng đnh rng: khoa hc không h khô khan mà còn m ra nhiu ý tưng gn gũi vi cuc sng.

Mt hot đng ca CLB Khoa hc k thut Gia Đnh

Trong suốt 1 năm hoạt động, CLB đã “thổi làn gió mới” vào không khí NCKH cho học sinh trong trường, qua đó không chỉ góp phần đưa việc NCKH đến gần hơn với giới học sinh mà còn nhóm lên tình yêu với khoa học.

Lan ta tình yêu khoa hc trong hc đưng

Giỏi là một trong những thành viên của lứa học sinh đầu tiên đoạt giải quốc gia trong cuộc thi NCKH năm học 2014-2015. Em cho rằng sở dĩ phong trào NCKH của học sinh trong trường cũng như các trường khác chưa thật sự phát triển là do các bạn không có được một môi trường nghiên cứu thật sự tốt. Do đó, CLB Khoa học kỹ thuật Gia Định ra đời trước hết là tạo được một môi trường để những bạn yêu thích khoa học có thể tham gia và phát triển khả năng, còn những bạn chưa yêu thích khoa học thì vào đó để yêu hơn khoa học.

Tháng 7-2017, CLB ra đời với thành viên chủ yếu là những học sinh đã từng tham gia cuộc thi NCKH hoặc có mong muốn thi ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo Đặng Minh Trúc (lớp 11 chuyên tin, Chủ nhiệm CLB hiện nay), các bạn học sinh trong trường thường thích tham gia vào những CLB mang tính học thuật hơn là quan tâm đến lĩnh vực NCKH nên rất khó để CLB kêu gọi thành viên.

“Gần như là CLB đã phải nghĩ ra thật nhiều cách để lôi kéo các bạn trong trường. Miệt mài làm ra những sản phẩm sinh động, hấp dẫn như xe dò line (dò đường), phần mềm AI (trí tuệ nhân tạo)… trưng bày tại trường để kêu gọi thành viên. Từ đó, số lượng thành viên trong CLB tăng lên rất nhiều. Đến nay, số thành viên thường xuyên sinh hoạt trong CLB là khoảng 15 người, trong đó 6 thành viên là cựu học sinh”, Trúc cho hay.

Với tính chất là đẩy mạnh phong trào NCKH ngay trong trường và xa hơn là “mang chuông đi đánh xứ người”, làm ra thật nhiều sản phẩm để thi thố trong các cuộc thi NCKH, CLB đã tổ chức nhiều buổi work shop (hướng dẫn) từ cách viết báo cáo, cách làm poster, cách viết mail; những buổi sinh hoạt liên quan đến khoa học như cách sử dụng máy khoan, máy mài, hàn… Thậm chí, CLB còn tổ chức những buổi hướng dẫn chuyên sâu về cách sử dụng phần mềm Unity 3D để tạo game, tạo sóng, điều khiển nhân vật, các thuật toán cơ bản trong game. Bên cạnh đó, CLB chế tạo ra nhiều sản phẩm ấn tượng như robot dò line, robot điều khiển, xe tự cân bằng, phát động cuộc thi chế tạo xe dò line cho học sinh toàn trường…

“Các buổi hướng dẫn đều do những thành viên đã từng có kinh nghiệm trong cuộc thi NCKH truyền đạt lại. Trong NCKH, không chỉ là đề tài, ý tưởng mà còn là cách viết báo cáo, cách viết mail cho riêng từng đối tượng. Những kinh nghiệm của các anh chị đã từng “đi qua” cuộc thi sẽ luôn hữu ích và thiết thực nhất, không phải là những lời lý thuyết”, Trúc nói.

“M” ra nhng ý tưng sáng to mi

Đã từng tham gia cuộc thi NCKH trong năm lớp 11 với đề tài “Thiết kế xe máy tự cân bằng dành cho người khuyết tật và người gặp khó khăn trong vấn đề đi lại”, Trần Tuấn Khang (lớp 12A7.1, thành viên CLB) cho biết để thực hiện một đề tài NCKH thì khó khăn nhất chính là khâu tìm ra ý tưởng và lập báo cáo. Bởi một ý tưởng độc đáo, mang tính ứng dụng, tương tác cao gần như quyết định “một nửa” thành công của đề tài. “CLB sẽ không chỉ rằng bạn phải làm ý tưởng này, ý tưởng kia nhưng là môi trường để các bạn tự mở ra, tự hình thành nên ý tưởng và biết từng bước thực hiện ý tưởng đó”, Khang chia sẻ.

Trong đề tài NCKH của mình, Khang cho biết do những hạn chế về mặt kỹ thuật nên chỉ có thể dừng lại ở vòng thi cấp thành phố. “Dù rất đáng tiếc nhưng giúp bản thân em nhận ra rằng mình còn thiếu sót ở đâu và tìm cách lấp lỗ hổng. Tham gia CLB, em không chỉ được học những kiến thức để lấp lỗ hổng đó mà xa hơn, còn hun đúc trong em tình yêu, niềm đam mê với khoa học để theo đuổi đề tài đó đến cùng”, Khang nói.

Được biết, CLB Khoa học kỹ thuật Gia Định hiện đang khẩn trương làm thêm nhiều sản phẩm ấn tượng từ mạch Arduino để kịp trưng bày trong Ngày hội các CLB của trường vào đầu tháng 9 tới như đàn không phím, kính thông minh tương tác được với điện thoại, súng bắn thun sử dụng điều khiển, ma trận đèn led… “Hy vọng sẽ có thêm thật nhiều bạn tham gia CLB. Bởi thật ra khoa học không phải chỉ là những thuật toán, phần cứng, phần mềm, cứng nhắc, khô khan. Mà khoa học rất gần gũi với cuộc sống, làm cho tư duy chúng ta trở nên trừu tượng hơn, linh hoạt hơn”, Đặng Minh Trúc nhắn nhủ.

Về bản thân mình, Trúc cho biết những kiến thức học được ở CLB từ các bước thực hiện đề tài cho đến kiến thức về khoa học, em tự tin sẽ “có một đề tài hay để thi thố trong cuộc thi NCKH cấp trường trong năm học tới”.

Đ Yến

Bình luận (0)