Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người “sống lại” trong nhà xác!

Tạp Chí Giáo Dục

Tng b gic M m bng ct đi phn thiên chc làm m, ném vào gia ngn ngang t thi, nhng tưng cuc đi ca cô thanh n sinh ra và ln lên bên chân núi Ngũ Hành Sơn chm dt t đó, vĩnh vin khép li s sng. Nhưng bà đã vưt qua ln ranh cái chết tht diu kì.

Anh hùng Lc lưng Vũ trang nhân dân Đoàn Th Thanh Cn trn vn mt cuc đi hiến dâng cho đt nưc

Trở về sau chiến tranh, bà tiếp tục hành trình xuôi Nam, ngược Bắc, góp công sức của mình cho quê hương. Bà là Đoàn Thị Thanh Cần, thương binh 1/4, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân hiện sinh sống tại quận Hải Châu (Đà Nẵng).

Kiên cưng trong chiến đu

Bà đưa tay vén vạt áo, chỉ vào vết thẹo hình chữ thập vắt ngang bụng, nói vết dọc dài từ ức xuống quá rốn là vết thương do giặc dùng dao mổ cắt đi phần thiên chức làm mẹ của bà, vết vắt ngang còn lại là do các bác sĩ ở các nước Trung Quốc, Nga và Đức mổ để giúp bà tìm lại sự sống. Tròn 50 năm, trận đòn thù ấy vừa như mới xảy ra.

Đoàn Thị Thanh Cần sinh năm 1949, ở phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), trong một gia đình cách mạng. Thuở nhỏ, cô bé Cần nhanh nhẹn, hay cười hay được các cán bộ cách mạng lận thư vào thắt lưng để truyền tin cho đồng đội. Hơn chục tuổi, Cần tỏ ra gan lỳ, tinh nhanh. Vài năm sau đó, khi mặt trận Quảng Đà xảy ra chiến sự ác liệt, cô được ưu tiên cho lên cứ học y sĩ. Thân hình lại bé hạt tiêu, thấy thầy dạy cách sơ cứu thương là bà lại chen lên đứng đầu để nghe, học làm theo.

Sau khóa học cấp tốc đó, Thanh Cần trở về Hòa Quý, làm y sĩ cứu thương rồi tiếp đó làm Trưởng ban Y tế xã Hòa Phụng (nay là Hòa Quý).

Vừa làm y sĩ, bà vừa tham gia lực lượng du kích chiến đấu. “Có trận, tôi và 12 đồng đội đã chống trả quyết liệt địch ở vùng vành đai trắng khi tham gia chiến đấu ở vùng núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn). Chúng cho xe vào bắt sống không được thì dội xăng vào đốt. Tôi và anh em khoét núi để thoát ra”.

Bà chậm rãi kể, giao thừa Mậu Thân 1968, bà có mặt trong đội hình Đại đội K36 Khu 3 đưa đường cho bộ đội tấn công Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 ngụy ở Đà Nẵng. Bị địch phản công, bà cùng đồng đội mở đường máu về Trung Lương, tiếp tục làm cứu thương cho Sở Chỉ huy tiền phương Mặt trận 4. Cầm cự đến hết ngày mồng 1 Tết năm đó thì bà bị bắt đưa về giam ở Hòa Cầm. Những trận đòn tra tấn không làm lung lay ý chí son sắt của cô thanh nữ kiên cường. Bắt rồi thả, Thanh Cần lại tiếp tục trở về hoạt động. “Tháng 8-1969, Khu đội 3 tập kích đánh sân bay Nước Mặn, gây cho địch tổn thất nặng nề. Tôi bị thương nặng, bị đưa ra tàu hạm đội 7 trên biển. Chúng dùng đến ngón đòn tra tấn tàn ác nhất, đó là cắt đứt gân chân trái, cắt ruột và cắt luôn cả buồng trứng để cướp đi thiên chức làm mẹ”. Giọng bà chùng xuống, nghèn nghẹn. Nghĩ rằng bà đã chết, chúng đưa vào nhà xác Bệnh viện Duy Tân trên đất liền Đà Nẵng. Tỉnh dậy giữa ngổn ngang thi thể, bà may mắn được người trông coi khu vực này cứu giúp. Một cuộc tráo đổi quan tài được vạch ra, bà được cứu thoát lần nữa.

“Mình vưt qua ln ranh sng chết bng tình ngưi, vì vy mình làm đưc gì đ mang li hnh phúc cho ngưi khác cũng coi như là s tr ơn. Ngày gp li ngưi lính đã cu tôi ra khi nhà xác Duy Tân ngày đó tôi hnh phúc lm. Vi tôi, chú y đã cho tôi thêm mt ln đưc sng đ cng hiến” – bà Thanh Cn nói!

Vết thương quá nặng, bà được chuyển ra Bắc, đưa đi điều trị ở Liên Xô và Trung Quốc suốt 3 năm. Trải qua hàng chục đợt phẫu thuật, không hồi phục, những tưởng với bệnh tình của bà không thể cứu vãn. Nhưng thêm lần nữa, bà được Bệnh viện Charité ở Berlin, Cộng hòa Dân chủ Đức đưa chuyên cơ đầy đủ thiết bị y tế đến Hà Nội đón về Đức chữa trị. Bà sống nhờ sự chăm sóc đặc biệt và 2 mét ruột, gân chân do một người nước bạn hiến tặng.

Mt cuc đi cho đi

Trở về từ Đức, bà từ chối chế độ chăm sóc dành cho thương binh hạng 1, năm 1978 bà trở lại Đà Nẵng. Bấy giờ vùng Quảng Đà còn nghèo khó. Bà nghĩ cách giúp quê hương bằng việc xin vào làm đại diện chi nhánh Sở Y tế tại TP.HCM để có cơ hội kiếm tìm nguồn lực, phần khác có thời gian chăm sóc ba nuôi là ông Phan Triêm, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất của Chính phủ. Ở đây, bà cùng ba nuôi xuôi ngược vận động tìm nguồn ủng hộ. Rồi hai cha con về Quảng Nam, Đà Nẵng, Bến Tre làm trường mẫu giáo, trạm y tế, nhà tình thương, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt…

Năm 2003, ngôi trường mầm non xã Điện Quang được xây dựng từ nguồn quỹ vận động của bà và cha nuôi. Tiếp những năm sau đó, trường cấp 1, 2, 3 lần lượt được xây lên ở chính xã này để cho con em dân nghèo có nơi học hành khang trang. Năm 2011, cha nuôi qua đời, một mình bà lại miệt mài với những chuyến ngược Bắc, xuôi Nam để làm từ thiện. Ở đâu có khó khăn, hoạn nạn thì ở đó có mặt bà.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)