Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Không thể chậm trễ được nữa

Tạp Chí Giáo Dục

“Qu bom” gian ln thi c ti Hà Giang đã lan sang nhiu đa phương khác, m toang ra nhng s tht đau lòng bên trong v nhng bt cp ca cung cách thi c c ta; đc bit trong k thi THPT quc gia (k thi “2 trong 1” xét tt nghip và xét tuyn ĐH) đã đưc thc hin my năm nay.

Thí sinh tham d k thi năng lc do ĐH Quc gia TP.HCM t chc va qua. Ảnh: M.Tâm

Qua mấy năm thực hiện kỳ thi “2 trong 1”, có ai dám đảm bảo rằng không có những tiêu cực ngoài sức tưởng tượng như các vụ việc vừa bị phát giác? Biết bao thí sinh, bằng mãnh lực đồng tiền, bằng uy quyền của cha mẹ đã xuyên thủng bức tường thi cử tưởng chừng rất “đúng quy trình” lâu nay. Không thể chậm trễ được nữa rồi! Phải bắt đầu từ đây, Bộ GD-ĐT cần có những quyết đoán, quyết liệt, dứt khoát và tỉnh táo để mạnh dạn bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT và để cho các trường ĐH, CĐ tự chủ trong công tác tuyển sinh.

Xin được nêu ra những lý do sau đây:

Một: Ngay từ năm đầu tiên thực hiện kỳ thi “2 trong 1” vô cùng quan trọng này mà lại giao về cho địa phương quản lý; chúng tôi thấy rất áy náy, không thể yên tâm vì tính khách quan, chính xác của kỳ thi. Giao về địa phương, hội đồng thi sẽ gặp rất nhiều áp lực (vô hình, hữu hình) từ địa phương (dù đã hoán đổi Chủ tịch hội đồng thi). Xin nói thẳng là đặc tính của người Việt Nam thường cả nể lãnh đạo, thậm chí tham lam khi có mối lợi vật chất, tiền bạc mà bất chấp luật pháp, lương tâm! Các mối liên hệ ở địa phương rất lớn, chằng chịt dọc ngang  nên hội đồng thi nhiều phen phải đối mặt gay gắt, nhiều khi khó xử với những lời “gửi gắm”, nhờ vả… Đó là con, là cháu của các quan chức to nhỏ; coi việc nhờ vả này là “công tác ngoại giao” giữa các ban ngành (!). Chưa hết, khâu coi thi cũng được địa phương “bao ăn, bao ở…” từ đầu đến cuối nên việc coi thi luôn được “quán triệt” là “nới lỏng”, là “tạo điều kiện” cho thí sinh làm bài. Đã có không ít những “bữa cơm chạy điểm” diễn ra âm thầm nhưng không kém phần gay cấn, hồi hộp.

Hai: Khâu chấm thi, trên lý thuyết rất chặt chẽ, đầy đủ thành phần, ban bệ giám sát nhưng vẫn tạo ra những lỗ hổng “chết người” như điểm yếu của “gót chân Asin”. Đó là giao công việc quét dữ liệu bài thi trắc nghiệm cho một người được cho là “có năng lực về công  nghệ thông tin” mà không có giám sát có trình độ tương đương hoặc cao hơn để theo dõi nhất cử nhất động của thành viên này! Ngặt một nỗi, nếu có, cũng là người “của phe ta” cả! Do đó, đội ngũ giám sát dù đông đảo nhưng cũng bị qua mặt một cách dễ dàng vì những ngón tay bẩn của kẻ xấu. Cũng cần nói rõ: người sửa điểm, nâng điểm chỉ là người thừa hành, là “phần ngọn”; điều mấu chốt ai là kẻ đứng phía sau điều hành, giật dây?

Khâu coi thi đã có sự xuê xoa thì khâu chấm không còn tính chính xác nữa. Nếu khâu chấm bị “tác động” vào nữa thì sự sai lệch càng lớn; kết quả thi không đúng thực lực của nó. Chẳng thế mà năm nào tỷ lệ tốt nghiệp cũng cao vời vợi; nhiều trường phổ thông vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%.

Nói gì thì nói, yếu t thành bi ca mt k thi vn là con ngưi! Hãy tìm tòi, cht lc; trao nhim v cho nhng con ngưi trung thc, dũng cm; dám đương đu vi mi áp lc đ hoàn thành công vic đưc giao.

Chính áp lực vào học ĐH bằng mọi giá đã dẫn đến những hệ lụy này. Quan niệm học cao để có nghề nhàn nhã; để làm quan này nọ đã ăn sâu vào máu thịt con người Việt Nam. Họ coi thường lao động chân tay, chỉ biết tiến thân bằng mánh khóe gian lận thì làm sao khá nổi.

Ba: Từ những lý do trên, tôi đề nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT; thay vào đó là giao cho địa phương xét tuyển. Một câu hỏi đặt ra: Nếu bỏ thi thì học sinh không học hoặc học đối phó vì không còn động lực để học. Xin trả lời rằng: Học sinh nào có chí tiến thủ, có tinh thần học tập và rèn luyện, muốn nên người thì tự giác học. Động lực học của các em là thi vào ĐH bằng năng lực với một kỳ thi khách quan, công bằng. Còn những học sinh khác, có tinh thần tự học thì vào đời để học nghề, để kiếm sống vì việc học là công việc suốt đời; miễn đừng vi phạm pháp luật.

Bốn: Giao cho các trường ĐH tự chủ trong công tác tuyển sinh sẽ tạo nhiều thuận lợi, công bằng cho thí sinh.

Khâu coi thi không còn cảnh “trò anh, trò tôi, đều là trò cả”, nhìn nhau mà coi thi cho “phải đạo”… Trường ĐH tổ chức coi thi sẽ hóa giải được những “điểm nghẽn” về tính địa phương như đã nêu ở trên. Mặt khác, khâu chấm thi của các trường ĐH cũng khách quan, chính xác hơn trong việc đánh giá bài thi. Trước đây, khi chưa thực hiện kỳ thi “2 trong 1”, các trường ĐH đã chứng minh điều đó. Đành rằng lúc này lúc khác, nơi này nơi khác có ít nhiều áp lực, nhưng không đến nỗi căng thẳng, quyết liệt như khi để địa phương “tự biên tự diễn”.

Nhưng nói gì thì nói, yếu tố thành bại của một kỳ thi vẫn là con người! Hãy tìm tòi, chắt lọc; trao nhiệm vụ cho những con người trung thực, dũng cảm; dám đương đầu với mọi áp lực để hoàn thành công việc được giao.

Lam Hng (Sóc Trăng)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)