Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giáo dục hành vi ứng xử học sinh qua ứng xử của giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Đng vi phê phán rng hc sinh (HS) chúng ta có nhng hành vi ng x thiếu văn hóa. Ch là vn đ đang có s lch chun và điu đó cn s đnh hưng tích cc t tt c các lc lưng giáo dc. Hin nay, các gii pháp cũng đa dng nhưng biến chuyn chưa tht như mong mun. Không phi gii pháp đưa ra là sai mà do ngưi ln thc hin thiếu đng b.

Hình nh mu mc ca ngưi thy s mang đến hành vi ng x tích cc cho HS

Tình trạng lạc nhịp “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” diễn ra hàng ngày, tác động không ít đến tâm lý HS, những công dân tuổi vị thành niên. Những bài học luân lý sao mà “xa vời vợi”, thực tế những điều không hay diễn ra trước mắt thì “lồ lộ phơi bày”. Có lẽ cần bình tâm để có sự phối hợp từ nhiều phía (tất nhiên phương châm gia đình – nhà trường – xã hội vẫn là cốt lõi của vấn đề). Trong nhà trường, hãy thực hành từ những việc thuộc về lương tâm chức nghiệp của thầy cô giáo để có chủ tâm giáo dục hành vi ứng xử tích cực cho HS qua các hành vi ứng xử của chính mình.

1. Giáo viên (GV) hãy thật sự làm gương trong giao tiếp: Nhất định mỗi thầy cô phải thật sự là một tấm gương tốt, gương không mờ, là gương một chiều từ trên xuống dưới, GV phải làm gương cho HS. Đôi khi từ các hành vi nhỏ lại trở thành những hành động nêu gương thiếu chuẩn mực, nhất là các hành vi về ứng xử, giao tiếp, nề nếp sinh hoạt. Thầy cô xưng hô với nhau phải thật chuẩn, không thể “mày, tao” vô tư trước mặt học trò. Khi nói đến GV khác phải là thầy, cô thể hiện sự tôn trọng. “Em cần  gặp thầy X (cô Y) để hỏi thêm về vấn đề này!”, chứ không là “Em cần  gặp ông X (bà Y) để hỏi thêm về vấn đề này!”. Trong cuộc sống, dường như chúng ta bị bao quanh bởi vô số những lời nói thô tục, những nhận xét vu khống và những lời lẽ giận dữ được trao đổi một cách tự do ở khắp mọi nơi. Trong nhà trường, GV tránh sử dụng ngôn từ một cách tùy tiện và khinh suất. Hãy giao tiếp trong môi trường sư phạm bằng sự trìu mến và lòng tôn trọng, luôn luôn giữ cho lời lẽ của mình được trong sạch và tránh những lời lẽ hay ý kiến sẽ làm tổn thương hoặc xúc phạm. Từ đó tập cho HS có sự giao tiếp và ứng xử có văn hóa. Những hành vi ứng xử đẹp, lối ứng xử văn hóa, nề nếp của GV có sức làm lan tỏa mạnh đến tâm hồn chưa có nhiều trải nghiệm của HS.

2. GV và nhà trường cần biểu dương HS kịp thời và hợp lý: Hiện nay có một nghịch lý là hàng ngày trên các phương tiện thông tin (nhất là trên không gian mạng) thường thấy xuất hiện về tội ác được mô tả chi tiết, rùng rợn, kết hợp với một số kết luận có tính suy diễn, quy chụp làm méo mó bản chất sự việc, rồi đưa ra các thông tin có tính chất xâm hại đời tư…, thậm chí còn kết thúc bằng dòng chữ “Nội dung này dựa trên một câu chuyện có thật”(!), với lý giải là để cảnh giác. Đây là một dạng câu view rẻ tiền nên cần cảnh giác với những “chuyện cảnh giác” này, do HS sẽ “view” cho những thông tin đó và do từ những thông tin này tác động không ít đến HS, khiến các em nhìn nhận cuộc sống nhiều khi màu “đen” nhiều hơn màu “hồng”, tiêu cực lớn hơn tích cực, từ đó suy giảm niềm tin và mất phương hướng trong hành động. Trong nhà trường, với số lượng HS đông luôn có những nhân tố tích cực qua những biểu hiện cụ thể với những HS cụ thể, hành động cụ thể, trong sinh hoạt và trong từng tiết học cụ thể, đó là những gương “người tốt, việc tốt” rất cần sự biểu dương. Phát hiện nhân tố tích cực, GV và nhà trường cần nhanh chóng có hình thức ghi nhận thành tích, sự cố gắng của cá nhân, tập thể đó một cách xứng đáng tạo sức hấp dẫn thật sự. Sự biểu dương kịp thời mang ý nghĩa đặc biệt, ngoài việc là niềm tự hào, là chứng chỉ ghi nhận để cá nhân gương sáng có thêm động lực phấn đấu đây còn là nhân tố cần nhân rộng và phát huy để dẫn dắt, tạo ảnh hưởng lan tỏa giúp tất cả HS nhận thấy giá trị của hành động tốt đẹp mà tiếp tục phấn đấu; tạo hiệu ứng sâu rộng, khả năng lôi cuốn, để cái tốt ngày càng lan rộng, phát triển cùng với thực tiễn học tập và sinh hoạt của HS. Tuy nhiên biểu dương nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt cần có nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền một cách sinh động phù hợp với lứa tuổi HS, phải tôn trọng tính chân thật, khách quan, như vốn có trong hoạt động của HS, tránh cường điệu hóa, tô vẽ không đúng làm mất đi giá trị tuyên truyền, phản tác dụng giáo dục của các nhân tố tích cực.

(Còn tiếp)
Trn Đăng Huy
(TP.Cn Thơ)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)