Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Vấn đề môn sử

Tạp Chí Giáo Dục

Môn lch s li có đim thp nht trong s các môn trong k thi THPT quc gia 2018. Nhìn nhn vn đ này như thế nào tht ra cũng không d dàng và ý nghĩa ca vic nhìn nhn đến đâu còn tùy thuc vào góc nhìn ca tng ngưi. Bi vi mt s ngưi, môn lch s có đim thp chưa phi là điu gì t hi hay bi kch. Nhưng suy cho cùng, đó là ch du ca nhiu vn đ, không ch trong giáo dc mà còn trong thc tin xã hi.

Hc sinh Trưng THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) báo cáo kết qu thc hin d án dy hc liên môn lch s, hóa hc và sinh hc theo đnh hưng giáo dc STEM. Ảnh: N.Quang

Nhìn lại điểm môn lịch sử, có thể quan tâm đến các yếu tố sau:

Thứ nhất, chương trình giảng dạy. Liệu chương trình môn học này có thực sự phù hợp từng lứa tuổi, hợp lý về mặt dung lượng và kiến thức? Liệu có quá nặng về thuộc lòng, về trích dẫn không? Liệu có nặng về các trận đánh và các sự kiện mà ít rút ra các bài học? Liệu có phiến diện trong góc nhìn (kiểu như “địch xấu – ta tốt” không?), có “khoảng trống” nào không, có “tô hồng” hoặc “bôi đen” đoạn nào không?… Có phải chính từ chương trình đã tạo cho học sinh và cả giáo viên có cảm giác là lịch sử chỉ là một môn phụ? Khi giải quyết thấu đáo được vấn đề này thì có thể bảo đảm về cơ bản có được chương trình hợp lý cho các bậc học.

Thứ hai, việc truyền dạy của giáo viên. Các giáo viên dạy môn lịch sử có thực sự đủ kiến thức, lòng yêu mến lịch sử nước nhà, có đủ năng lực sư phạm… để truyền dạy cho học sinh của mình? Cách giảng dạy có máy móc hay sáng tạo một cách tùy tiện, có cố gắng làm bài giảng sinh động hoặc lồng ghép quan điểm cá nhân một cách sai lệch vào bài giảng? Giáo viên và nhà trường có đủ phương tiện, thiết bị để giảng dạy một cách hiệu quả chưa?

Thứ ba, nhu cầu và việc tiếp thu của học sinh. Việc dạy môn lịch sử (và những môn khác) có chú ý đến nhu cầu, sự quan tâm của học sinh không, hay áp đặt một cách tuyệt đối? Có thay đổi chương trình, cách dạy cho phù hợp với bối cảnh xã hội cụ thể không? Có công trình nào đánh giá khách quan và khoa học về sự tiếp thu của học sinh từng bậc học đối với chương trình giảng dạy môn lịch sử ở bậc học đó? Có chú ý việc học và kết quả học tập của học sinh ở các vùng miền khác nhau khi tất cả cùng học chung một sách giáo khoa và một chương trình?

Thứ tư, việc kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra có phải còn nặng về thuộc lòng hay đã khơi gợi cho học sinh suy nghĩ từ những bài học? Giáo viên có sáng tạo trong việc ra đề hay chỉ bám theo các bài học, theo sách giáo khoa, theo câu hỏi năm trước? Đã có sự tích hợp môn lịch sử vào các môn khác hay ở các môn khác vào môn lịch sử ra sao?…

Thứ năm, việc thi cử. Việc chọn môn lịch sử để thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào một số ngành ở bậc ĐH có hợp lý không? Cách thức ra đề và chấm thi có khuyến khích học sinh đào sâu suy nghĩ hay chỉ chú trọng thuộc lòng, học tủ? Việc ra đề thi có tạo sự liên thông, thống nhất với cách kiểm tra, đánh giá của giáo viên trên lớp không? Ba-rem chấm điểm bài thi có cho phép học sinh nói khác với bài học không?…

Thứ sáu, việc ứng dụng vào thực tế xã hội. So với nhiều môn khác, việc học môn lịch sử thực ra có nhằm ứng dụng vào thực tiễn không? Kiến thức của môn lịch sử (được dạy) có thể áp dụng, có thể biến thành kỹ năng hoặc trở thành nền tảng cho việc vận dụng vào thực tế không, nhất là trong nghề nghiệp? Sự nhìn nhận của xã hội đối với người kém về kiến thức lịch sử liệu có công bằng với người kém về kiến thức một số môn khác?…

Cn có nhng đnh hưng phù hp

Nếu chỉ nhìn vào điểm số của môn lịch sử ở kỳ thi vừa qua mà có những đánh giá bi quan thì có lẽ khá vội vàng. Nhưng kết quả này cũng không thể coi là “bình thường” hoặc “không có gì”, vì vậy buộc các nhà quản lý, các chuyên gia về giáo dục không được thờ ơ mà cần có những định hướng phù hợp trong thời gian tới. Đến khi nào không tách “vấn đề môn lịch sử” ra khỏi “vấn đề giáo dục” và đặt nó trong một bối cảnh rộng hơn là “vấn đề thực tiễn xã hội” thì có lẽ sẽ có những giải pháp phù hợp hơn cho việc dạy môn lịch sử trong nhà trường nói riêng và việc giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống toàn xã hội nói chung!

Trên đây chỉ là những gợi mở để những người hoạch định chiến lược giáo dục nước nhà, những người làm công tác quản lý, các giáo viên… suy nghĩ. Bất kỳ kết luận nào liên quan đến các gợi ý trên đều cần được nghiên cứu, đánh giá thấu đáo chứ không thể chỉ nhận xét một cách cảm tính được. Vì vậy, khi chưa giải quyết được các vấn đề trên thì vấn đề của môn lịch sử cũng không nên vội quy kết một cách tiêu cực dành cho phía học sinh hoặc chỉ là việc của ngành giáo dục. Chẳng hạn, truyền thông đã thực sự có đóng góp tích cực vào việc nâng cao kiến thức lịch sử của công chúng nói chung và học sinh nói riêng không, hay đã dành nhiều thời lượng, dung lượng để quảng bá lịch sử nước ngoài? Các tác phẩm văn học nghệ thuật đã đi sâu vào đề tài lịch sử nước nhà chưa hay chỉ quan tâm đến các vấn đề đương đại?… Do đó, vấn đề của môn lịch sử thực ra rộng hơn nhiều so với lĩnh vực mà nó đang nằm trong, là giáo dục. Các ứng xử với lịch sử nước nhà nói chung và môn lịch sử nói riêng thường mang những chỉ dấu nhất định của một xã hội. Còn việc ứng xử đó hiện nay ở nước ta như thế nào thì phải cần những nghiên cứu đầy đủ của các nhà khoa học, trên cơ sở đó mới đánh giá được thực trạng thế nào.

ThS. Nguyn Minh Hi

Bình luận (0)