Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết đương đại

Tạp Chí Giáo Dục

S đa dng hóa ngôn ng bng vic kết hp ngôn t Vit vi ngôn t ngoi lai, cp nht ngôn ng đi thưng và kết hp nhiu kênh ngôn ng khác trong s song hành cùng xu hưng thơ hóa ngôn ng văn xuôi là mt bưc đi mi, góp phn đem đến kh năng và trin vng biu đt cách tân cho th loi tiu thuyết.

Hc sinh THCS đc sách ti Đưng sách TP.HCM (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa được xem là đòn bẩy tạo nên nhiều động lực phát triển. Sự gặp gỡ giao thoa giữa các quốc gia trên con đường văn hóa đã tạo cơ hội cho mỗi dân tộc tiệm cận hơn đỉnh cao văn minh loài người. Những diễn tiến trong dòng chảy bền bỉ của văn học cũng không nằm ngoài quy luật ấy, nhất là khi diễn biến cuộc sống từng giờ, từng phút với những đổi thay chóng mặt bên ngoài xã hội hiện đại. Ngôn ngữ sẽ giậm chân tại chỗ và tỏ ra lạc hậu trước những bước tiến của xã hội nếu nó không “lột xác” từng ngày. Nhịp điệu cuộc sống gấp gáp đòi hỏi những phong cách diễn ngôn ngữ mới khiến văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã có những đổi thay quan trọng về ngôn ngữ – chất liệu đặc thù của loại nghệ thuật này. Đó không còn là ngôn ngữ tuần tự, thuận chiều của tiểu thuyết truyền thống mà là thứ ngôn ngữ vươn mình đứng dậy để đa dạng và biến hóa hơn. Tính quy phạm bắt đầu bị phá vỡ, ngôn ngữ tiểu thuyết không quan tâm tới một trật tự, hài hòa, đăng đối như xưa mà hướng tới mục đích cao nhất là diễn tả được những diễn biến ngày càng phức tạp của đời sống xã hội và tâm hồn con người.

Đa dng hóa ngôn ng văn chương

Một trong những cách làm mới để phong phú hơn vốn ngôn từ là du nhập, vay mượn từ vựng ngoại lai, có thể phiên âm dịch nghĩa, sử dụng nguyên bản hay kết hợp tiếng bản địa và tiếng nước ngoài. Điều này đã được các tiểu thuyết gia hiện đại mặc sức tung hoành. Đây cũng là cách tạo ra khả năng biểu đạt mới mà ngôn ngữ bản địa còn hạn chế, thậm chí tỏ ra bất lực. Dễ thấy nhất là trong nhiều tác phẩm đã sử dụng từ Hán Việt thêm chút vốn từ tiếng Pháp đã Việt hóa. Điển hình, trong tác phẩm Thiên sứ, tác giả Phạm Thị Hoài đã “đại náo” ngôn ngữ văn học bằng việc đưa ra rất nhiều ngoại ngữ (Anh, Pháp, Đức) vào tác phẩm mà không một lời giải thích. Có người cho rằng nhà văn lúc đó đã bí từ, gây cảm giác khó chịu cho bạn đọc. Nhưng với cách này, tác giả đã khiến thông tin được truyền tải với sắc thái đa dạng, kiệm lời mà đa nghĩa. Mặt khác, đó còn là ngôn ngữ được nhà văn chọn lựa có ý thức, độc giả nào bứt rứt không yên, quyết phải làm cho sáng tỏ sẽ có những phát hiện bất ngờ.

Thế giới khách quan là vô hạn mà ký hiệu ngôn ngữ là hữu hạn. Bên cạnh việc tạo ra hệ thống từ mới bằng các phương thức cấu tạo từ của từng ngôn ngữ thì sự vay mượn từ vựng hay lai căng ngôn ngữ như trên là một giải pháp làm phong phú vốn ngôn từ, đồng thời đem đến những khả năng biểu đạt mới cho văn chương. Sự vay mượn và kết hợp này làm cấu trúc trong thành phần từ vựng thay đổi linh hoạt, lặp lại trật tự ý nghĩa mới và gia tăng hàm lượng nghĩa. Đây là một đòi hỏi tất yếu của thời đại toàn cầu hóa với nhịp sống gấp gáp, sôi động. Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng phải vươn tới biểu đạt hiện thực bằng hình thức cơ động, linh hoạt với hàm lượng thông tin lớn. Việc tăng cường thông tin cũng dẫn đến “tăng cường tốc độ”, tăng tính cô đọng, hàm súc cho văn học, tránh được những lời lẽ dài dòng. Mặt khác, cách làm mới ngôn ngữ theo kiểu pha trộn mà khiến bạn đọc cảm thụ sự vật, hiện tượng trong tính “lạ hóa”. Sự vật được gọi tên mới đem đến cách nhìn, cách cảm mới với ý nghĩa mới không bằng phẳng, sáo mòn.

Cùng với việc kết hợp ngôn từ Việt và ngôn từ ngoại lai, ngôn ngữ đời thường cũng được các tiểu thuyết gia cập nhật nhanh nhạy, tự nhiên và còn có ý thức tự giác. Lớp từ thông tục được vận dụng táo bạo, hơn nữa chứng tỏ ngôn ngữ Việt thừa hiện đại và tinh tế để sáng tạo. Lớp ngôn từ này khiến bạn đọc không khỏi bất ngờ trước khả năng nhà văn cập nhật rất nhanh cách thức nói năng của con người thời hiện đại cũng thú vị khi khám phá ra độ phong phú, biến hóa khôn lường của ngôn ngữ tuy rất quen mà lạ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của người dân nơi làng quê, chợ búa cũng được nhà văn sử dụng thuần thục. Lối nói trống không, cộc lốc với những câu văn ngắn, dài, khô cứng cũng được tác giả sử dụng khá phổ biến. Đó là những câu tỉnh lược tối đa các liên từ, hư từ, nối nhau dồn dập diễn tả tốc độ, tăng cường độ hàm súc mà trước đây trong tiểu thuyết chưa hề xuất hiện.

Thơ hóa ngôn ng văn xuôi

Trong cuộc sống hiện đại, con người phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ. Nhưng mặt khác, do chóng mặt vì tốc độ, con người cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi, ngả mình vào những giây phút thư thả yên bình để hồi sức. Do đó xu hướng “đời thường hóa” được hòa giải bởi xu hướng “thơ hóa” ngôn ngữ văn xuôi xuất hiện ngày càng phổ biến. Văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng đang chủ trương khai thác thế mạnh của thơ. Chất thơ của tiểu thuyết thường không chỉ thể hiện ở tiết tấu mạch thi cảm, mà còn thể hiện những câu văn mềm mại, những đoạn miêu tả thiên nhiên nội tâm nhân vật, trữ tình ngoại đề hay những trang văn diễm lệ được viết bằng thứ ngôn ngữ tinh lọc trong trẻo. Chất thơ của tiểu thuyết hôm nay tuy vẫn tồn tại ở những yếu tố đó nhưng có xu hướng thiên hơn về nhịp điệu, độ hàm súc ngày càng tăng và khả năng sáng tạo những tổ hợp ngôn từ độc đáo, sự đa dạng hóa cấu trúc câu văn cùng trò chơi với những khoảng trống. Cuộc sống hiện đại và sự xâm nhập của ngôn ngữ đời thường vào văn chương đã kéo theo những biến đổi trong cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc câu của tiểu thuyết. Xu hướng rút gọn tối đa xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ rút đi các hư từ, liên từ, mỹ từ, thán từ mà còn rút cả chủ ngữ, vị ngữ khiến ngữ pháp câu văn trở nên lệch chuẩn. Câu văn xuôi vì thế trở nên cô đọng, súc tích, bất tuân theo ngữ pháp như thường thấy trong thơ. Chất thơ của tiểu thuyết hôm nay còn toát lên từ những khoảng trống, khoảng trắng giữa các dòng đối thoại. Khoảng trắng ở đây chính là hàm ẩn của đối thoại hay “mạch ngầm của văn bản” là phần chìm của “tảng băng trôi”.

Trong xã hội ngày nay, con người được rút ngắn khoảng cách không gian và bị co hẹp quỹ thời gian. Tính phi trực quan của văn học ngày càng tỏ ra ít thuận tiện bên cạnh các phương tiện nghe nhìn tốc độ cao và kỹ thuật tối tân. Nguy cơ này đặc biệt đe dọa đến tiểu thuyết – thể loại tự sự cỡ lớn vẫn được coi là “cỗ máy cái” của mỗi nền văn học. Để giữ vững được thế mạnh của mình bên cạnh các phương tiện truyền thông siêu đẳng khác, tiểu thuyết cũng phải biết vừa thu hẹp thân xác bề thế vừa nới rộng sức dung chứa, sức lan tỏa vô biên. Thơ hóa ngôn ngữ văn xuôi là một trong những phương cách để tiến đến mục tiêu này.

Nguyn Th Ninh
(Trưng ĐH Hi Phòng)

 

Bình luận (0)