Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Đầu tư hàng nghìn tỷ chỉ loại 2% học sinh rớt tốt nghiệp!?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng tiêu cc trong k thi THPT quc gia 2018 va qua khiến nhng nhà giáo dc chân chính không khi đau lòng. H mong mun có mt k thi đánh giá đúng cht lưng hc sinh. Xa hơn na là s công bng tuyt đi trong ngành giáo dc.

Nói về những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM) cho biết đó thật sự là cú sốc quá lớn, quá bất ngờ đối với uy tín cả ngành giáo dục. Nó làm xói mòn niềm tin của người dân với toàn ngành. Nhưng trên hết, từ những tiêu cực đó, chúng ta nhận ra “lỗ hổng” về sự cưng chiều con của phụ huynh. Chính vì phụ huynh quá cưng chiều con, mong muốn đặt con mình vào những vị trí tốt nhất trong xã hội nên đã dẫn đến những hệ quả đó. Phá tan tác một kỳ thi quốc gia. Nhìn xa hơn, những đứa trẻ được cưng chiều đó, nếu không có thực lực thì sản phẩm của các em ấy sau này sẽ ra thế nào. Một bác sĩ, một y sĩ, một kỹ sư… mà không có trình độ thì hậu quả khôn lường. Điểm số không thật bước vào trường ĐH danh giá, giành chỗ của những hiền tài thì quả thật đau lòng.

Theo thầy Phú, phụ huynh hiện nay đang thương con một cách mù quáng, không biết cách dạy con biết chấp nhận sự thất bại. Mà đường đời đâu phải bằng phẳng. Chính những vấp ngã mới mang đến cho các em sự trưởng thành. “Tôi hy vọng rằng, không chỉ sau những vụ việc này mà ngay cả trong cách giáo dục con, phụ huynh cần phải bình tĩnh, cần dạy con bài học về đạo đức, những nghĩa cử đẹp trong cuộc đời để tạo ra những thế hệ trẻ tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít “con sâu làm rầu nồi canh”, chúng ta cần nhìn về phía trước để “làm đẹp” cho ngành giáo dục”, thầy Phú bày tỏ.

Để có một kỳ thi nghiêm túc, thầy Phú kiến nghị: Tôi nghĩ rằng công tác coi thi, chấm thi cũng cần phải mạnh dạn thay đổi. Hiện nay chấm thi trắc nghiệm bằng máy nhưng khi học sinh phúc khảo vẫn còn có sự thay đổi điểm số. Câu hỏi đặt ra là tại sao máy mà còn chấm sai? Do đó, bộ phận chấm thi cần phải tăng cường công tác giám sát nghiêm ngặt. Ở đây là giám sát chéo để tăng cường tính khách quan. Hội đồng chấm của tỉnh A., giám khảo chấm tỉnh B. cùng về tỉnh C. làm việc. Tỉnh C. chỉ làm nhiệm vụ là công tác tổ chức. Khi có kết quả chấm rồi cần phải lưu ở một tỉnh/thành khác.

Bên cạnh đó cũng cần phải cân nhắc về nội dung thi để học sinh thấy rằng, chăm chỉ học là sẽ đạt kết quả cao. Chứ đừng khiến các em chới với “học một đằng, thi một nẻo”. Đây cũng là một hệ lụy dẫn đến việc học thêm, dạy thêm. Dạy thêm ở đây, đôi khi không chỉ vì nhu cầu cuộc sống mà còn để giúp học sinh xử lý những bài học quá khó trong đề thi trong khi thời lượng trong giờ dạy trên lớp không đủ.

Tôi luôn thắc mắc, tại sao chúng ta đầu tư vài nghìn tỷ đồng mà chỉ để loại ra 2% học sinh rớt tốt nghiệp THPT, liệu có cần thiết không? Trong khi học sinh đỗ ĐH xong, các em vẫn phải vượt qua một kỳ thi khảo sát của các trường ĐH. Rõ ràng, ở đây học sinh đã phải chịu quá nhiều áp lực khi các kỳ thi vẫn còn chồng chéo. Nên chăng là giao kỳ thi này cho các trường ĐH để phân loại đậu rớt. Đậu ĐH chính là đậu tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó cũng kiểm soát được đầu ra một cách chất lượng hơn, phục vụ tốt cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đề cập lại vụ việc gian lận điểm thi, thầy Phú mong muốn: Theo tôi, cần nghiêm trị thích đáng những cá nhân đã cố tình làm sai trái. Thậm chí, đối với những học sinh vi phạm cũng không thể đứng ngoài cuộc trong công cuộc xử lý này. Bởi các em đã 18 tuổi, đủ tuổi để chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không chỉ là gian lận điểm số, theo tôi, đây còn là biến tướng của một dạng tham nhũng. Nhưng động cơ lại liên quan đến đạo đức xã hội, những giá trị đạo đức. Do đó càng cần phải được nghiêm trị thích đáng để làm gương cho xã hội, phần nào “hàn gắn” được vết thương đã gây ra.

Yến Hoa (ghi)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)