Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nên để các trường tự sắp xếp

Tạp Chí Giáo Dục

Sau bài viết “Còn băn khoăn trưc đ xut ngh th by” (ngày 20-8), Giáo dc TP.HCM đã ghi nhn nhiu ý kiến phn hi ca hc sinh và giáo viên ti TP.HCM v đ xut này.

Ngh hc ngày th by giúp gim ti áp lc cho hc sinh. Trong nh: Hc sinh Trưng THPT Hùng Vương (Q.5) hc môn s

+ Thầy Lê Ngc Thng (Trợ lý thanh niên Trường THPT Hùng Vương, Q.5): Quan tâm, hưng ti ngưi hc

Đề xuất nghỉ học ngày thứ bảy là một chủ trương rất hay, mang tính nhân văn rất cao khi “hướng tới người học”. Nghỉ học ngày thứ bảy sẽ giúp giải tỏa được áp lực học tập cho học sinh; nhà trường cũng có thể dùng chính ngày thứ bảy được nghỉ học này để tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ, dạy các kỹ năng cho học sinh, nhất là những kỹ năng mà học sinh đang thiếu và yếu như ứng xử, giao tiếp… Đồng thời, học sinh cũng có thời gian để sinh hoạt cùng với những CLB mà các em yêu thích, hoạt động chuyên đề bổ ích…

Kế hoạch của nhà trường trong năm học 2018-2019 cũng sẽ dành ngày thứ bảy mỗi tuần để tổ chức sinh hoạt ít nhất 4 CLB, và bắt buộc mỗi học sinh phải tham gia ít nhất 1 CLB để hoàn thiện bản thân, đó là: CLB Văn nghệ, CLB Học thuật, CLB Thể dục thể thao, CLB Kỹ năng, thậm chí là CLB Xử lý tình huống khẩn cấp.

Đề xuất thì rất hay, rất ý nghĩa, thế nhưng tính thực thi còn phụ thuộc vào từng trường. Bởi muốn cho học sinh nghỉ học ngày thứ bảy thì các trường học một buổi phải chuyển sang dạy hai buổi. Mà muốn vậy thì cơ sở vật chất trường lớp phải đảm bảo cho các trường sắp xếp.

+ Thầy Tân Trung Nghĩa (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ, Q.4): Thy cô ngh ngơi, hc sinh vui chơi

Trước giờ học sinh Trường THCS Nguyễn Huệ đều được nghỉ ngày thứ bảy. Nhà trường thường tận dụng ngày thứ bảy để tổ chức những hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, CLB, các chuyên đề giáo dục kỹ năng cho học sinh. Nhờ vậy mà học sinh trong trường đều được trang bị rất nhiều kỹ năng từ giao tiếp, ứng xử, hướng nghiệp, rồi sinh hoạt đội nhóm, thậm chí là giao lưu với học sinh nước ngoài… để bước vào một tuần học mới tốt nhất.

Về phía nhà trường, chính trong ngày thứ bảy đó, bên cạnh việc tổ chức được những chuyên đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh thì cũng linh động hơn trong việc họp toàn thể giáo viên. Vì các thầy cô đã dạy cả tuần rồi, không thể lấy tiết này tiết kia ra để sinh hoạt được. Điều nữa là các thầy cô cũng được nghỉ ngơi, chuẩn bị giáo án, nâng cao chuyên môn. Cơ sở vật chất nhà trường cũng có thời gian xem xét, tu bổ tốt hơn.

Nhưng thiết nghĩ, việc nghỉ học ngày thứ bảy có thể để cho các trường linh hoạt chủ động sắp xếp, bởi nếu là quy định thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đơn cử như khung chương trình. Nguyên buổi sáng đã là 5 tiết; buổi chiều mỗi trường cũng phải co kéo cho khéo nữa để phù hợp.

+ Trn Nguyn Trúc Phương (học sinh lớp 10A6 Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5): Ưc gì đưc ngh hc ngày th by

Suốt những năm học THCS, chưa khi nào em được nghỉ học ngày thứ bảy cả. Học suốt cả tuần, chủ nhật nhiều khi cũng phải đi học thêm nữa, nên cực kỳ mệt mỏi. Rất nhiều lúc, em thấy mình không có thời gian vui chơi với bạn bè và gia đình. Giờ lên THPT, em mơ ước mình có thể được nghỉ học ngày thứ bảy để được thật sự nghỉ ngơi sau cả tuần học tập. Qua đó, em sẽ có thời gian nhiều hơn dành cho gia đình, đi chơi cùng mẹ. Và em sẽ đăng ký tham gia vào CLB nhảy, bóng rổ tại nhà văn hóa mà lâu nay em mơ ước.

Còn nếu mà thứ bảy vẫn phải đến trường, em chỉ mong không phải học những môn chính khóa, thay vào đó là những môn học nhẹ nhàng để đầu óc được thư giãn và vui chơi cùng bè bạn.

+ Lê Tùng Bách (học sinh lớp 10A17 Trường THPT Thủ Đức, Q.Thủ Đức): Không phi hc càng nhiu thi gian mi là tt

Em có học thêm môn toán, lý, hóa và ngoại ngữ. Sau mỗi tuần học kín tất cả các ngày, em thường dùng ngày thứ bảy để đi học thêm, và riêng ngày chủ nhật em nghỉ ngơi, vui chơi. Vì vậy, em hy vọng ngày thứ bảy không phải đi học để em có thể dùng quỹ thời gian đó học tập những gì mình thích, mình yếu. Bản thân em rất thích mày mò nghiên cứu sáng tạo những vật dụng công nghệ, vì vậy ngoài việc đi học thêm, ngày thứ bảy em còn thường lên mạng xem thông tin, đi nhà sách hay chợ công nghệ để tìm hiểu rồi chế tạo.

Không phải cứ học càng nhiều thời gian mới là tốt. Vì nếu học nhiều quá mà không cho học sinh có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi thì có thể sẽ… phản tác dụng.

Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)