Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Làm văn hóa từ ghế nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Không mơ mng quá nhiu v s mnh “gieo” văn hóa, ch nhn là cu ni đ lan ta văn hóa Vit Nam đến gii tr, đc bit là văn hóa truyn thng mà các bn ít có dp tri nghim, sut mt năm qua CLB Văn hóa Vit Nam ca Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa (TP.HCM) đã mit mài làm nên du n riêng.

Các thành viên trong CLB làm đèn Trung thu

Hiệu mắm Văn hóa Việt Nam là dự án online về mắm mà CLB Văn hóa Việt Nam thực hiện vừa qua là một trong những dấu ấn riêng ấy.

Mùi mm “dy hương” quê nhà

CLB Văn hóa Việt Nam có may mắn là Chủ nhiệm CLB – Phùng Yên Như (học lớp 11A1) – có gốc gác “đa vùng miền”, nghĩa là gia đình Như hội tụ cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Như cho biết nhờ lợi thế đó mà cho em được “nếm trải” nhiều hơn văn hóa ẩm thực mà một người được thưởng thức. Vì vậy, em mong muốn làm một điều gì đó về văn hóa ẩm thực vùng miền giới thiệu đến các bạn trong trường để “làm mặn mòi năm học mới” và dự án Mắm online đã ra đời như thế. “Đặc trưng nhất của văn hóa ẩm thực các vùng miền có lẽ không gì hơn là mắm. Ở mỗi vùng miền, tùy theo tập tục sinh hoạt, tùy vào điều kiện thổ nhưỡng mà sản sinh ra những loại mắm khác nhau, từ mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép, mắm cá, mắm sặc cho đến mắm cua, mắm cáy, mắm hến, mắm sò… Hơn nữa, mắm cũng là loại ẩm thực rất thuần Việt mà dù ở bất cứ nơi đâu ta cũng dễ dàng nhận ra”, Như chia sẻ.

Thế nhưng, Như cho biết, điều đáng buồn là giới trẻ hiện nay dường như quên mất gốc gác của từng loại mắm ấy. Các bạn có thể ăn, có thể thích nhưng chưa chắc các bạn đã hiểu đó là mắm gì và làm nên nó như thế nào. Mắm online như “thay lời muốn nói” mở bung từng lọ mắm vùng miền.

Mt hc sinh bt mt… th mm

“Ngay khi đặt vấn đề, nhiều học sinh trong trường thậm chí đã xua tay, nhăn mặt”, Như kể. Từ chính những trải nghiệm của bản thân, Như cho rằng khi mình hiểu về mắm là hiểu thêm về con người nơi vùng đất đó. Cụ thể, người miền Trung quen vất vả, quen cần kiệm, quen với cái khắc nghiệt của nắng của gió, nên mắm cũng chua, cũng mặn mòi như thế. Còn người miền Nam phóng khoáng, luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ nên mắm cũng ngọt ngào. Miền Bắc – có vẻ cố hữu hơn với văn hóa châu thổ sông Hồng, vì thế mắm cũng có vị riêng nhưng không phải dễ dàng cho ai làm quen.

Với cách tiếp cận phần nhiều từ thực tế, không nói quá nhiều, Mắm online chỉ đề cập thiên về hương vị, hình ảnh và thành phần cơ bản của mỗi loại mắm để tăng tính… lan tỏa và đặc trưng. Theo đó, Mắm online cung cấp những thông tin về nguyên liệu cá và nguyên liệu muối – hai thành phần cơ bản để tạo ra một loại mắm. “Cá làm mắm muốn ngon phải được đánh vào mùa nước lũ vừa rút, khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm. Bởi chỉ có khoảng thời gian này, cá mới thật tươi, thật nhiều và nhiều dinh dưỡng nhất để ướp làm mắm. Một nguyên liệu không thể thiếu nữa đó là muối. Muối tinh cũng phải được tuyển chọn kỹ càng, đủ nắng, đủ gió. Cá và muối được ướp theo tỷ lệ vàng 4:1 (4 cá, 1 muối). Nếu muốn cá “biến mất” hoàn toàn thì phải trong vòng 1 năm, đảo đều cá mỗi 6 tháng/lần”, Như chia sẻ.

Mỗi loại mắm dùng để chấm, thưởng thức riêng cho từng thực phẩm nhằm tăng thêm “cảm giác” cho món ăn. Thế nhưng, Như nói rằng, cũng chính vì sự đa dạng của mắm mà khiến cho mỗi người lại có những lựa chọn khác nhau, không đồng nhất. Loại mắm đặc trưng và phổ biến nhất hiện nay có lẽ là mắm cá (nước mắm), dù là cá nóc, cá linh, cá cơm, cá nục… đều xuất hiện hàng ngày trên bàn ăn của gia đình Việt. Và đó có lẽ là điều làm nên hồn cốt ẩm thực nhất, dậy hương quê nhà.

Giá tr nh góp nên tâm hn đp

Để mang đến những trải nghiệm rõ ràng nhất về mắm cho học sinh trong trường, CLB Văn hóa Việt Nam đã tổ chức thực nghiệm tại sân trường với trò chơi “Bịt mắt… đoán mắm”, với 4 loại: mắm tôm, mắm tép, mắm nêm và mắm ruốc. “Đa phần các bạn nhiệt tình tham gia nhưng cũng có vài bạn từ chối trước mùi vị quá… đặc trưng. Thường thì các bạn chỉ đoán đúng mắm nêm, mắm ruốc, còn giữa mắm tép và mắm tôm thì luôn nhầm lẫn. Nhiều bạn ăn xong lại khen ngon, nhiều bạn ăn xong lại… bịt mũi. Chỉ có chú bảo vệ trong trường là đoán đúng cả 4 loại mắm”, Chủ nhiệm CLB nhớ lại.

Không chỉ có mắm, trong một năm qua, CLB còn miệt mài góp nhặt và phục dựng lại nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của Việt Nam theo một cách rất riêng, đặc biệt là những nét văn hóa xưa cũ mà người trẻ ít có cơ hội trải nghiệm. Đó là sự kiện làm đèn lồng Trung thu, bao lì xì Tết, heo đất… Tuy nhiên, đặc biệt nhất sự kiện vẽ mặt nạ tuồng theo các họa tiết chuyên dùng trong nghệ thuật tuồng. Theo Như, tuồng là loại hình nghệ thuật rất kén khán giả, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để ngồi xem và nghe một vở tuồng trọn vẹn. Và với người trẻ thì lại càng không. “Các bạn trẻ hiện nay ít được biết, ít được tiếp xúc, thậm chí là từ chối tiếp xúc loại hình này. Thế nhưng, khi tự tay vẽ mặt nạ tuồng, các bạn sẽ hiểu hơn giá trị mà người nghệ nhân mang lại, truyền đạt qua từng vai diễn. Từ đó trân trọng hơn và muốn hiểu hơn về loại hình này”, Như cho biết.

Thành viên trong CLB đang v mt n tung

Vẫn hướng tới “lan tỏa, đặt để những giá trị văn hóa xưa cũ” mà người trẻ ít có cơ hội thưởng thức hay trải nghiệm, sắp tới CLB dự định tổ chức sự kiện làm diều từ giấy và tre với mong muốn học sinh trong trường được tận tay làm những con diều tuổi thơ đầy mơ ước. “Ngày xưa, trẻ con nông thôn hay được người lớn hướng dẫn làm diều rồi cùng nhau rong ruổi trên triền đê, bờ ruộng mỗi buổi chiều để thả. Thế nhưng, không phải bạn nào cũng may mắn có tuổi thơ đầy mơ mộng, được lớn lên cùng con diều như thế”, Như chia sẻ.

Cuối cùng, điều mà Như nhắn nhủ đến các bạn trẻ là: “Văn hóa chính là nguồn cội của mỗi dân tộc, nhìn vào văn hóa ta biết được đời sống văn hóa, tinh thần mà dân tộc đó đã trải qua. Văn hóa bồi đắp tâm hồn để rèn giũa nhân cách, lưu giữ những tập tục đẹp. Với người trẻ lại càng phải hiểu hơn về văn hóa của đất nước mình để thêm yêu, thêm tự tôn về quê hương đất nước. Bởi nếu mình không biết, không hiểu, không yêu về văn hóa dân tộc mình thì mình dù lớn lên, dù đi xa đến đâu cũng là “cái cây mục gốc rễ”, chẳng thể nào xanh tươi được”.

Yến Hoa

Bình luận (0)