Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Về vùng đất sáng mãi 8 chữ vàng

Tạp Chí Giáo Dục

Cách đây 51 năm trong nhng tháng ngày sc sôi đánh M, nim t hào to ln đã đến vi toàn Đng b và nhân dân Long An khi đưc Trung ương vinh d trao tng 8 ch vàng “Trung dũng kiên cưng, toàn dân đánh gic”. Cho đến hôm nay tr li vi vùng đt anh hùng đang tng ngày đi sc thay da, 8 ch vàng vn đp sáng ngi và tiếp tc có giá tr vĩnh hng trong giáo dc truyn thng cách mng cho thế h tr

ng đài Long An “trung dũng kiên cưng, toàn dân đánh gic” ti TP.Tân An

Mỗi bước chân đi trên từng vùng đất Long An, dù ghé TP.Tân An, Cần Giuộc hay qua Bến Lức sang Đức Huệ cho đến nay vẫn in dấu tích anh hùng của một thời đánh Mỹ gian lao mà rất đỗi kiên cường.

Rng rng đài Long An…

Nhắc tới quê hương Long An là nhắc tới chiến thắng vang dội trên sông Nhựt Tảo oai hùng. Dòng sông hiền hòa chảy qua vùng đất An Nhựt Tân thuộc huyện Tân Trụ đã từng ghi chiến tích hào hùng của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cầm quân khởi nghĩa thời kỳ chống Pháp. Truyền thống anh hùng bước sang thời kỳ chống Mỹ lại được tiếp nối trên mảnh đất ghi dấu tinh thần yêu nước của người nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Là cửa ngõ nối liền vùng Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Long An đã trở thành chiến trường tham chiến trọng yếu của quân thù. Ngay lập tức năm 1966 phong trào toàn dân đánh giặc bằng vũ khí thô sơ và phong trào thi đua chiến đấu đã nở rộ khắp nơi. Những bông hoa dũng sĩ diệt Mỹ trên mảnh đất Long An cùng xuất hiện nhiều thêm trong các đại hội chiến sĩ thi đua toàn miền Nam. Còn gì vinh dự bằng khi một năm sau đó quân và dân Long An đã được Đảng và Chính phủ trao tặng 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Ngày 28-4-2010 một sự kiện trọng đại đã đến với người dân nơi đây khi UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành tượng đài được mang tên Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Sau 8 năm ra đời, Tượng đài Long An với 8 chữ vàng bây giờ đã khoác trên mình những chiếc áo mới của các công trình xây dựng càng tôn thêm vẻ uy nghi giữa bầu trời trong xanh lộng gió. Với thế vươn thẳng giữa trời mây cao tới 12m, tượng đài chiến thắng dáng rồng thiêng có chiều dài gần 20m và chiều rồng 4m được làm bằng đá granite nặng 1.800 tấn là biểu tượng của tinh thần hướng tới tương lai tươi đẹp trên nền tảng quá khứ oai hùng mà nhiều thế hệ quân và dân Long An xây dựng nên. Đứng bên cạnh là tượng đài mẹ chiến sĩ cao 3,5m với vóc dáng hiên ngang như bao bà mẹ anh hùng đã từng làm nên chiến công trong mỗi trận đánh. Hơn 4.000 bà mẹ chính thức được truy tặng và phong tặng danh hiệu vẻ vang bà mẹ Việt Nam anh hùng là con số cao nhất trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã nói lên sự hy sinh to lớn và nhân tố con người quyết định cuộc chiến tranh. Ngắm nhìn tượng đài mẹ chiến sĩ lòng ta lắng lại với trái tim thương yêu của những người phụ nữ dành gạo nuôi quân, đêm đêm vọng lại tiếng cuốc đào hầm che giấu bộ đội.

Khách tham quan Khu di tích lch s cách mng Long An ti Bình Hòa Hưng, Đc Hu

Sng mãi nhng con ngưi

Rời TP.Tân An đi qua huyện Thủ Thừa, vượt khoảng 50 cây số hướng phía Bắc là khách tham quan sẽ đến được Khu di tích Lịch sử cách mạng tỉnh Long An thuộc địa phận xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ. Với diện tích gần 100ha, khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An đã trở thành một trong 20 di tích cấp quốc gia được địa phương quan tâm và tôn tạo. Mặc dù một số hạng mục chưa hoàn thành nhưng công trình trọng điểm có 20ha xây dựng đã có vóc dáng và hình hài bề thế giữa một vùng quê yên tĩnh. Căn cứ bưng biền Đồng Tháp có địa hình trắc trở với tên gọi “Quân khu Đông Thành” trước đây là cửa ngõ yết hầu nối liền miền Đông và Tây Nam bộ vừa liền kề Sài Gòn lại tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Những thế hệ cán bộ, giáo viên từng chiến đấu nơi đây hôm nay trở lại vùng chiến khu như trở lại mái nhà xưa của chính mình. Nhà truyền thống nằm chính giữa như một đài sen to lớn giữa một hồ nước rộng. Dù đi hết 2 tầng lầu nhưng khách tham quan vẫn nấn ná ngắm nhìn từng bức phù điêu tái dựng các trận đánh dưới sông trên bộ của nhân dân và du kích địa phương. Nơi khách dừng chân lâu nhất là lối đi từ Nhà truyền thống vòng qua 2 bên ao sen lớn trong khu di tích vì nơi đó có hàng bia Tổ quốc ghi công ghi tên các cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc. Trên nền đỏ màu tươi như máu là những dòng chữ khắc nắn nót 70 ngàn liệt sĩ đã để lại tuổi xuân của mình trên mảnh đất Thành đồng của Tổ quốc. Sử tích đã được viết bằng trí tuệ và máu của quân và dân Long An.

Đi qua con sông Vàm Cỏ “như dòng lịch sử sáng ngời tên từ thuở cha ông”, lời thơ của Hoài Vũ một lần nữa nhắc mọi người nhớ đến: “Từng con người làm nên lịch sử”. Người cán bộ già tuyên huấn Ngô Ngọc Chi ngồi trên xe hát mãi bài ca: “Vàm Cỏ Đông” như một hoài niệm khó quên về những trang sử đã đi qua. Xe đã đi ra khỏi đất Long An, bánh xe lăn dài trên đường cao tốc về TP.HCM nhưng câu hát: “Quê hương anh cũng có dòng sông/ Anh mãi gọi với lòng tha thiết/ Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!” vẫn còn thổn thức mãi trong lòng về vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

Ngc Quang

 

Bình luận (0)