Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Giải thể, sáp nhập trường nghề: Không dễ nhưng phải làm

Tạp Chí Giáo Dục

Ch trương sp xếp, quy hoch li các cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN) đã đưc B LĐ-TB&XH đ cp đến trong Đ án đi mi và nâng cao cht lưng đào to GDNN giai đon 2016-2020. Theo đó, các cơ s GDNN tuyn sinh không hiu qu s gii th, sáp nhp hoc làm v tinh cho các trưng TC-CĐ.

Hc sinh Trưng TC ngh K thut – Công ngh Hùng Vương thc hành ngh tin

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết tính đến thời điểm này cả nước có gần 2.000 cơ sở GDNN (khoảng 400 trường CĐ và hơn 550 trường TC). Ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở GDNN cấp huyện. Với hệ thống GDNN khá lớn, quy mô tuyển sinh có tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn không ít cơ sở hoạt động không hiệu quả.

Đu tư có trng tâm đ khng đnh thương hiu

Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Thủ Đức) đánh giá sau thời gian sáp nhập 3 trung tâm: GDTX, kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và dạy nghề thành Trung tâm GDNN-GDTX là bước chuẩn bị để nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo cũng như tinh gọn bộ máy, khắc phục sự chồng chéo trong quản lý, đầu tư dàn trải. Ở các trường TC-CĐ cũng vậy, sáp nhập hay trở thành vệ tinh của nhau đều nhằm giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước, tập trung toàn lực để đầu tư phát triển các trường theo hướng đào tạo nghề cho khu vực và quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng việc sáp nhập các cơ sở GDNN tuyển sinh kém là điều không dễ nhưng không phải là không làm được. Thực trạng GDNN hiện nay là đầu tư dàn trải trong khi không có người học, hoặc người học ra trường không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, gây lãng phí lớn. Giải thể hoặc sáp nhập là phương án tối ưu để đầu tư có trọng tâm, tạo điều kiện cho các trường khẳng định chất lượng, thương hiệu của mình hơn nữa. “Ở các quận/huyện có nhu cầu học nghề thấp hoặc đã có trường TC-CĐ hoạt động tốt thì không cần phải giữ lại trung tâm dạy nghề, như vậy sẽ rất lãng phí. Trước mắt, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đề nghị các cơ sở GDNN trên địa bàn quận/huyện rà soát xem những ngành nghề đào tạo nào ít người học, thị trường lao động không cần thì bỏ đi, đầu tư mở các ngành nghề mới phù hợp với xu thế. Hiện tại rất nhiều trường có chung ngành nghề đào tạo, trong khi kiếm không ra người học, tại sao không mạnh dạn bỏ?”, ông Lâm nói.

TS. Huỳnh Thanh Điền (thành viên Đề án Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP.HCM) bày tỏ sự lo lắng: Ở một số địa phương có nhu cầu nhân lực trong trung hạn chưa nhiều trong khi địa phương đó lại có quá nhiều trường TC-CĐ. Ngay từ bây giờ, các trường cần chủ động phối hợp với các đơn vị thống kê nhu cầu lao động, từ đó có hướng quy hoạch phù hợp, đặc biệt là xác định các ngành nghề trọng tâm để đầu tư. Trong đó chú ý mở rộng đầu tư trọng điểm ở các tỉnh/thành có khu chế xuất – khu công nghiệp hoặc các địa phương phát triển ngành dịch vụ, du lịch…

Có kh năng t ch s không sáp nhp

TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) nhìn nhận việc sáp nhập hay giải thể các trường nghề hoạt động không hiệu quả là giải pháp hay trước tình hình tuyển sinh èo uột ở một số trường TC-CĐ. Nếu không thực hiện sớm thì các trường tự chủ tài chính sẽ gặp khó bởi mọi khoản chi đầu tư mua sắm trang thiết bị, lương cán bộ, giảng viên… chỉ trông chờ vào tiền học phí. Trong khi đó, các trường không tuyển sinh được vẫn được rót ngân sách, như vậy là không công bằng.

“Việc sáp nhập, giải thể hay trở thành vệ tinh cho các trường sẽ hướng đến cái lợi chung là dành toàn lực để đầu tư cho một số trường nghề trọng điểm”, ông Hưng nhấn mạnh.

Bên cạnh việc ủng hộ quy hoạch lại mạng lưới GDNN, đại diện một số trường TC-CĐ và cơ sở GDNN khác cũng bày tỏ sự lo ngại về đội ngũ nhân sự sẽ như thế nào nếu phải sáp nhập hoặc giải thể. Hiệu trưởng một trường TC nghề tại TP.HCM nói: “Với gần 100 con người là cán bộ quản lý, trưởng các phòng, khoa và giáo viên sẽ đi về đâu nếu trường bị giải thể?”.

Ch còn mt đu mi đào to ngh cp tnh

Theo Nghị quyết 09/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đối với lĩnh vực GDNN: Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng. Nhà nước tập trung đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao và các cơ sở GDNN cho các nhóm đối tượng đặc thù phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của xã hội. Sáp nhập trường TC vào trường CĐ; giải thể các trường TC-CĐ hoạt động không hiệu quả. Về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập hoàn thành trong quý IV/2018.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân khẳng định hệ thống GDNN đã có nhiều chuyển biến tích cực, người học chủ động đăng ký ngày một tăng. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn không ít cơ sở GDNN tuyển sinh không được nhưng vẫn hoạt động, điều này sẽ là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Trước thực trạng này, việc sắp xếp, quy hoạch lại trường nghề là cần thiết để tinh gọn, sàng lọc các trường có chất lượng tuyển sinh và đào tạo tốt, đầu tư cho các trường nghề thuộc thành phố lớn hoặc khu công nghiệp trọng điểm. Thứ trưởng Lê Quân thông tin thêm, đối với các trường có khả năng tự chủ thì không phải sáp nhập.

“Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống GDNN chắc chắn sẽ dẫn đến thừa nhân lực và khó khăn trong điều chỉnh, bố trí nhân sự. Vì vậy, trong quá trình sắp xếp phải cân nhắc, không sáp nhập theo kiểu hành chính mà phải có đề án tái cấu trúc nhân lực. Để làm được điều này, bản thân các trường phải chủ động xây dựng đề án, trong đó phải có giải pháp để tránh xung đột, cản trở sự phát triển của đơn vị, đi ngược lại chủ trương sáp nhập là để dễ quản lý, tạo điều kiện cho các trường phát huy hiệu quả tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo”, Thứ trưởng Lê Quân khẳng định.

T.Anh

 

Bình luận (0)