Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Sinh viên “tay ngang” nghiên cứu về môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

Nói là “tay ngang” bi hai em Nông Văn Phưc, Đng Nguyn Xuân Trng (sinh viên năm 4 Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) hc ngành qun tr kinh doanh và kinh doanh quc tế nhưng đã mnh dn nghiên cu d án “Bao bì t hy t tinh bt khoai tây” (d án cn kiến thc chuyên ngành hóa – sinh và quá trình nghiên cu khá dài). D án đt kết qu tt, m ra nhiu hưng đi mi cho sn phm bo v môi trưng.

Phưc và Trng vi sn phm bao bì t tinh bt khoai tây sau nhiu tháng nghiên cu

Hư ri li làm tiếp

Kể về ý tưởng thực hiện dự án, Phước chia sẻ, trong vài năm trở lại đây môi trường sống luôn là vấn đề nóng của xã hội, đặc biệt là rác thải nhựa. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường các sản phẩm bảo vệ môi trường còn rất hiếm hoi, chưa phong phú và kém hiệu quả. Do vậy, Phước luôn trăn trở muốn tìm ra một giải pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường. Trăn trở là thế nhưng chỉ dừng lại ở ý tưởng chưa thành hình. Mãi đến một lần thấy bạn bè ăn bánh tráng trộn, Phước mới liên tưởng ngay đến những chiếc bao bì ni-lông nhưng chất liệu lại làm từ tinh bột, không phải là polyme tổng hợp. Loại ni-lông đặc biệt này có khả năng phân hủy nhanh và thân thiện với môi trường. Phước vui mừng reo lên và quyết tâm “phải bắt tay vào thực hiện”.

Chia sẻ ý tưởng với Trọng – người bạn thân từ năm 3 ĐH, Phước nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Trọng cũng là người trẻ có ý tưởng, nhiệt huyết và tâm đắc với những dự án có tính cải tạo môi trường. Ngay lập tức cả hai trở thành người đồng hành cùng nghiên cứu. Phước kể, thời gian thực hiện dự án khoảng tháng 2-2019. Cả hai bắt đầu từ các khâu chọn lựa tinh bột khoai tây, từ tinh bột này trộn cùng nước và một số chất khác theo tỷ lệ nhất định, sau đó đun sôi để được dạng hồ hóa và đổ khuôn, sấy khô. Thành phẩm là một lớp màng có thể dùng để làm bao bì. Cách làm nghe qua có vẻ đơn giản, thế nhưng Phước và Trọng đã phải “vật lộn” với hàng đống công thức, mất nhiều tháng trời mới thống nhất được tỷ lệ thích hợp.

“Bởi vì chúng em không học đúng chuyên ngành về lĩnh vực này nên gặp rất nhiều khó khăn. Vì thiếu kiến thức trong lĩnh vực đang nghiên cứu nên thời gian đầu những sản phẩm làm ra không như mong muốn, chúng em phải thử lại rất nhiều lần. Sau mỗi lần thất bại, chúng em lại rút ra kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Ngoài ra, chúng em phải tự mày mò, tìm hiểu thêm ở những tài liệu có liên quan. Sau nhiều tháng mới cho ra thành phẩm ưng ý, hoàn chỉnh nhất”, Phước chia sẻ.

Ni-lông t phân hy sau 3-5 tháng

Thuyết minh về sản phẩm hoàn chỉnh, Phước cho hay, hiện nay trên thị trường chủ yếu là những loại bao bì, túi ni-lông… làm từ polyme có thời gian phân hủy từ 10 đến 500 năm; hoặc một số ít loại bao bì có sự pha trộn giữa các thành phần sinh học và nhựa nguyên sinh PE (như LDPE, HDPE, LLDPE…) có thời gian phân hủy từ 2-3 năm. Còn dạng bao bì do Phước và Trọng nghiên cứu thực hiện được cấu tạo từ 100% vật liệu sinh học (tinh bột khoai tây) có thời gian phân hủy từ 3-5 tháng sau khi sử dụng xong. Thậm chí có thể phân hủy nhanh hơn nếu gặp môi trường có độ ẩm cao bởi vì bản chất những sản phẩm này chỉ là tinh bột.

Ra mt nhiu sn phm bo v môi trưng

Ngoài ni-lông tinh bột khoai tây, Phước và Trọng cũng đang nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới từ tinh bột như: Thìa, chén, đũa, nĩa, ống hút… có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường. Trong đó, nhóm đã nghiên cứu thành công thìa và chén sử dụng một lần làm từ tinh bột. “Mong muốn của nhóm khi thực hiện những sản phẩm trên là giảm thiểu lượng rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người và tận dụng được những nguồn nguyên liệu khác như vỏ khoai tây, khoai tây có kích thước xấu, bị sâu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để sản xuất tinh bột”, Phước nhấn mạnh.

Sn phm thìa và chén s dng 1 ln làm t tinh bt do Phưc và Trng nghiên cu

Phước chia sẻ: “Chất lượng của những chiếc bao bì tự hủy từ 100% tinh bột khoai tây gần giống với những loại bao bì nhựa. Hiện túi vật liệu sinh học có thể đựng được khoảng 2kg. Ngoài ra những chiếc bao bì được làm từ tinh bột không chứa các kim loại nên rất an toàn với người sử dụng”. Cũng theo Phước, bên cạnh những lợi ích với người tiêu dùng, hạn chế của sản phẩm là vẫn chưa đựng được nước và giá thành cao hơn những loại bao bì được làm từ polyme. Tuy nhiên vấn đề giá có thể giải quyết khi sản lượng tinh bột tăng và sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Phước cho biết thêm, hiện nay dự án vẫn trong quá trình hoàn thiện sản phẩm chưa đưa ra thị trường. Trong thời gian tới, nhóm tiếp tục nghiên cứu các hướng phát triển. Cụ thể, nghiên cứu nâng cao trọng lượng của bao bì; sản phẩm có thể chứa đựng nhiều trọng lượng khác nhau và có thể đựng được nhiều dạng hơn nữa, đặc biệt là nước. Dự án đã được giới thiệu tại một số chương trình khởi nghiệp của sinh viên và được đánh giá khá cao. Điển hình, dự án lọt vào chung kết Cuộc thi Sinh viên – startup diễn ra vào đầu tháng 10 tới tại Hà Nội.

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Bình luận (0)