Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Rào cản trong đào tạo nhân lực chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Nhu cu tuyn dng nhân lc cht lưng cao ngày càng tăng, song vic đào to chưa đáp ng đ. H thng giáo dc ngh nghip (GDNN) TP.HCM đang n lc tìm mi gii pháp đ cân bng cung – cu.

Hc viên thc hành điu khin robot t đng hóa ti Trung tâm Đào to Khu Công ngh cao TP.HCM

Ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho biết TP.HCM hiện có hơn 400 ngàn doanh nghiệp, trong đó chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, con số 20% đó là quá lớn so với năng lực đào tạo hiện nay.

Bao gi cung mi đ cu?

“TP.HCM có 50 trường CĐ, 60 trường TC và khoảng 65 trung tâm GDNN khác. Hệ thống GDNN là vậy song cung không đủ cầu, nhất là lao động có chất lượng cao, ra trường được tuyển dụng làm việc ngay mà không phải đào tạo lại”, ông Tuấn khẳng định. Để đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp trên địa bàn, theo ông Tuấn, các trường cần nhìn nhận lại thế mạnh của mình ở đâu để có hướng đầu tư hợp lý, hiệu quả nhằm tránh lãng phí.

Ông Trần Xuân Hải (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM) cho biết GDNN TP không chỉ cung cấp nhân lực trên địa bàn mà còn cung cấp cho các tỉnh/thành trên cả nước. Tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI ngày càng khắt khe, đòi hỏi các trường phải có chương trình đào tạo mới sát với thực tế song song với trang bị kỹ năng. Điều này bắt buộc các trường phải cập nhật chương trình mới, tiên tiến của nước ngoài mới có thể đào tạo ra lao động có chất lượng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Thắng (đại diện doanh nghiệp cơ khí – điện Phương Nam) đánh giá: So với mặt bằng chung thì năng lực đầu vào của học sinh – sinh viên  trường nghề thấp, hạn chế về văn hóa, ngoại ngữ dẫn đến khó tiếp cận với kiến thức và các trang thiết bị đào tạo hiện đại. Nếu cố gắng lắm, khi ra trường chỉ dừng lại ở “làm được việc” chứ không thể xếp vào nhân lực chất lượng cao.

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương) phân tích: “Nhân lực chất lượng cao phải hội đủ các điều kiện trình độ tay nghề, kỹ năng thực hành, ngoại ngữ… Qua các cuộc thi nghề ASEAN và quốc tế cho thấy trình độ tay nghề của học sinh – sinh viên  Việt Nam không thua kém các nước, nhưng trình độ ngoại ngữ lại có khoảng cách quá lớn. Hạn chế này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến, khả năng tìm kiếm tài liệu chuyên ngành phục vụ cho nghề mình đang theo đuổi”.

Khc phc tình trng yếu ngoi ng

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết sở đang nỗ lực kết nối với các trường nghề trong khu vực để liên kết, tiến đến chuyển giao chương trình và công nhận bằng cấp của nhau nhưng trở ngại lớn nhất hiện nay vẫn là kinh phí. “Với thực trạng GDNN hiện nay, cùng với Sở LĐ-TB&XH, các trường chủ động kết nối với nước ngoài để đào tạo nghề, ưu tiên tập trung vào 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ. Thầy không giỏi sẽ không có trò giỏi. Chính vì vậy, sở đang triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý GDNN về chuyên môn, tiếng Anh, tin học, trang bị kiến thức kỹ năng vận hành bộ máy nhằm xây dựng trường nghề phát triển trong tương lai. Chính họ là lực lượng nòng cốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Lâm nói.

Thành lp Hi đng k năng ngh

Mới đây, tại buổi làm việc với đoàn đại biểu Trung tâm Dạy nghề quốc gia Úc, do ông Stephen Marks (Chủ tịch Hội đồng Học viện Chisholm) dẫn đầu, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết hai bên sẽ thí điểm thành lập các hội đồng kỹ năng nghề như cơ khí, du lịch, khách sạn – nhà hàng… Hội đồng này giúp chuẩn hóa quy trình đào tạo và lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Thành viên Hội đồng kỹ năng nghề sẽ gồm cơ quan quản lý Nhà nước, trường nghề, Hiệp hội Doanh nghiệp và doanh nghiệp có nhiệm vụ xây dựng hoạt động đánh giá kỹ năng, xây dựng chuẩn chương trình đào tạo… 

Trước hạn chế về trình độ tiếng Anh của học sinh – sinh viên trường nghề ở Việt Nam, ông Stephen Marks cam kết có những kế hoạch để xây dựng lộ trình hỗ trợ cho các em tiếp cận và cải thiện hơn nữa khả năng sử dụng tiếng Anh.

T.Tri

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết Chính phủ đã phê duyệt đề án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN, mục tiêu đến 2020 và 2030, Việt Nam phải có một số lĩnh vực, ngành nghề tiếp cận được với chuẩn khu vực Asean và thế giới. Ngoài liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…, Tổng cục GDNN đã phối hợp với Học viện Chisholm (Úc) chuyển giao 12 bộ chương trình, giáo trình và hiện đang giảng dạy thí điểm tại các cơ sở GDNN của Việt Nam. Đây là những quốc gia có thế mạnh về GDNN, đặc biệt là các ngành nghề mũi nhọn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo báo cáo của Tổng cục GDNN, giai đoạn 2018-2019, chương trình chuyển giao này áp dụng tại 25 trường nghề với trên 40 lớp ở 12 nghề. Các trường này sẽ đào tạo cấp chứng chỉ giáo viên tiêu chuẩn Úc và sinh viên ra trường được đánh giá cấp bằng theo tiêu chuẩn của Học viện Chisholm. Đến nay đã có 193/318 giáo viên tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Úc; được kiểm định, đánh giá đủ năng lực tham gia các lớp đào tạo thí điểm theo quy định.

Được biết, đã có 769/888 sinh viên của chương trình đã kết thúc học kỳ 1 với 100% đạt yêu cầu; trong đó tỷ lệ khá, giỏi trên 70%.

T.Anh

Bình luận (0)