Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lối đi mới cho gốm Thanh Hà

Tạp Chí Giáo Dục

Xoay quanh câu chuyn gi gìn ngh gm truyn thng Thanh Hà trong tâm bão công ngh, bà Nguyn Th Xuân Vui, Phó phòng Kinh tế, thành ph Hi An (Qung Nam) bo rng, ngưi Thanh Hà không b gm dù qua bao thăng trm, khn khó ca ngh. Điu đáng mng nht là ngưi tr Thanh Hà bây gi đã chn cho mình li đi gi ngh bng cách phát trin gm m thc!

Nhng bn tr Thanh Hà gi ngh gm qua dn gm thc

1.Trở về sau khóa học gốm ẩm thực ngắn hạn do Phòng Kinh tế Hội An tổ chức, 10 bạn trẻ đam mê nghề gốm ở làng gốm Thanh Hà lại tiếp tục giữ lửa nghề với niềm tin rằng, lối đi thông qua dấu ấn ẩm thực đặc sắc của Hội An sẽ góp phần giữ gìn nghề gốm truyền thống hàng trăm năm bên dòng sông Thu Bồn xanh ngát. Em Nguyễn Thị Trâm, SV năm 4, Trường ĐHSP Quảng Nam chia sẻ, dù theo học ngành sư phạm nhưng từ nhỏ em đã được làm quen với nghề gốm và luôn muốn làm điều gì đó để giữ nghề truyền thống. Ở trường, trong các hoạt động phong trào Trâm vẫn thường hay giới thiệu với bạn bè về nghề gốm Thanh Hà. Vào kì nghỉ hè, Trâm lại theo làm gốm để kiếm thêm chi phí học tập và đó cũng là cách giữ nghề. “Khi nghe thông tin về lớp học gốm ẩm thực được mở dành cho các bạn trẻ ở phường, em liền ghi tên mình vào học. Lần đầu tiên em được tự tay nhào nặn, biến đất sét thành những món ẩm thực đặc trưng của Hội An, giới thiệu đến khách du lịch thập phương em rất vui. Sau này em sẽ cố gắng sáng tạo thêm nhiều mẫu mã hơn để có nhiều người biết đến gốm Thanh Hà cũng như ẩm thực Hội An”, Trâm trải lòng.

Không riêng Trâm, trong số 10 học viên ấy có nhiều bạn trẻ từng theo học ĐH, CĐ và đã có công việc đúng chuyên môn. Phùng Tấn Lâm là một ví dụ. Lâm tốt nghiệp Trường CĐ Điện lực miền Trung, ra trường đã 3 năm và đang theo nghề điện ở thành phố Hội An. Nhưng trong tâm thức cậu bé lớn lên với đất sét, bàn xoay bên dòng Thu Bồn bình lặng hòa nhịp chảy vào dòng sông Hoài bên phố Hội, gốm đã trở thành một phần kí ức quen thuộc như niềm nhớ không quên. Mỗi ngày, ngoài công việc của một người thợ sửa chữa điện, hễ có thời gian rảnh là Lâm lại dành cho nghề nặn gốm. Nhà có lò nung, Lâm thao thức sáng chế ra nhiều mẫu mã để nối và giữ nghề của cha mình. Học gốm ẩm thực cũng là cách để giữ nghề, phát huy thêm những sản phẩm mới để đưa tên tuổi của gốm Thanh Hà đi xa hơn, bền hơn trong thời buổi khách du lịch có nhiều mong muốn sống và trải nghiệm cùng các làng nghề truyền thống.

2.Mảnh đất thương cảng vàng son một thuở bên phố hội từ ngày có gốm ẩm thực dường như đông khách tìm đến. Giữ nghề gốm là một xu hướng tất yếu. Nhìn sâu xa điều đó, hai năm trước, Phòng Kinh tế Hội An đã phối hợp với phường Thanh Hà, chọn hai bạn trẻ vào tận TP.HCM học nghề gốm ẩm thực. Đây là bước đầu để khẳng định lối đi đúng.

Sn phm gm thc đưc nhng ngưi tr làng gm Thanh Hà th hin sau khóa hc

Lê Văn Nhật, 29 tuổi, một trong hai người trẻ đầu tiên của làng gốm Thanh Hà được tạo điều kiện đi học trở về đã cho ra đời nhiều sản phẩm gốm ẩm thực bắt mắt, tham gia trình diễn ở nhiều chương trình văn hóa, ẩm thực của thành phố Hội An. Mỗi tuần, Nhật còn dành thời gian đến trình diễn gốm tại các resort ở Hội An và Đà Nẵng để giới thiệu gốm Thanh Hà đến với bạn bè trong, ngoài nước. “Cùng với các loại gốm khác như gốm mỹ nghệ, gốm phù điêu… gốm ẩm thực là cách giữ nghề bền vững và đưa tiếng tăm của làng nghề đi xa hơn vì du khách bên cạnh đến với Hội An thưởng thức các món ăn thì họ còn có thể mua món quà lưu niệm bằng gốm tượng trưng cho mỗi món ăn để mang về”, Nhật nói.

3.Bà Nguyễn Thị Xuân Vui cho biết, xuất phát từ ý tưởng biến những món ăn ẩm thực đặc trưng riêng có của Hội An thành những món quà lưu niệm để du khách bên cạnh việc thưởng thức món ăn có thêm một món quà lưu niệm về chính món ăn đó mang về làm kỉ niệm và giới thiệu với người thân, bạn bè, phòng đã phối hợp với phường Thanh Hà chọn hai bạn trẻ đam mê gốm theo nghề. Sau khóa học, các sản phẩm của hai bạn trình diễn tại Hội An đã thu hút du khách thập phương. Từ triển vọng đó, phòng quyết định phối hợp đầu tư mở lớp cho 10 bạn trẻ ngay tại thành phố Hội An. Bà Vui cho biết, sau khóa học, sẽ động viên các bạn tiếp tục chế tác ra các sản phẩm gốm đa dạng hơn bên cạnh gốm ẩm thực để nâng công năng sử dụng sản phẩm và làm quà lưu niệm giới thiệu đến du khách. Đồng thời, nghiên cứu chế tác thay thế dần những chi tiết có thể thay thế được từ đất sét Nhật qua đất sét bùn của làng gốm lâu nay bà con thường làm để nhấn mạnh thêm yếu tố truyền thống. “Trăn trở lớn nhất trong chuyện giữ nghề truyền thống của không chỉ riêng nghề gốm đó là người trẻ ít đam mê nhưng với những tín hiệu này chúng tôi kì vọng sẽ tìm được lối đi mới cho gốm Thanh Hà. Một tín hiệu đáng mừng khác là Đoàn phường Thanh Hà cũng đang tính đến việc tiến hành thành lập CLB khởi nghiệp từ gốm. Sau đó, khi sản phẩm của các bạn ổn định, chúng tôi sẽ tìm cách hướng các bạn đến việc thành lập tổ hợp tác để phát triển hơn. Xa hơn, chúng tôi dự tính sẽ chọn gốm ẩm thực đưa vào đăng ký trong chương trình OCOP, chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…” – bà Vui chia sẻ!

Vĩnh Yên – Hin Lương

Bình luận (0)