Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Băn khoăn với Thông tư 20

Tạp Chí Giáo Dục

Thông tin Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy đnh v chun ngh nghip giáo viên cơ s giáo dc ph thông (tiu hc, THCS và THPT) có hiu lc t ngày 10-10-2018 đã làm giáo viên và nhng ai quan tâm đến ngành sư phm đu cm thy băn khoăn, lo lng.

Giáo viên mt trưng tiu hc ti TP.HCM hưng dn hc sinh làm bài tp trên lp. Ảnh: N.Trinh

Theo Thông tư 20, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông phải đạt 5 tiêu chuẩn sau: phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng môi trường giáo dục; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình – xã hội và sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Ở tiêu chuẩn 5, mức thấp nhất là đạt, yêu cầu giáo viên có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc. Mức khá, giáo viên có thể trao đổi về những thông tin đơn giản, quen thuộc hàng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục bằng ngoại ngữ hay tiếng dân tộc. Mức tốt, giáo viên có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục bằng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.

Trên góc độ lý thuyết thì tiêu chuẩn nghề nghiệp thứ 5 liên quan đến ngoại ngữ và tiếng dân tộc này rất hay. Vì giáo viên có trình độ ngoại ngữ sẽ dễ dàng trao đổi, tìm hiểu, nghiên cứu… làm tăng khả năng chuyên môn nghiệp vụ của thầy cô giáo. Giáo viên dạy ở những vùng có dân tộc ít người mà biết tiếng dân tộc sẽ rất thuận lợi trong việc giảng dạy học sinh, tiếp cận phụ huynh học sinh để cùng phụ huynh giáo dục, dạy dỗ các em.

Tuy nhiên, trên thực tế Thông tư 20 không khả thi. Để có thể sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc đạt theo tiêu chuẩn trên là điều không dễ dàng. Ngay tại TP.HCM, liệu có bao nhiêu giáo viên hiện tại đạt tiêu chuẩn trên? Học một ngôn ngữ mới để có thể sử dụng được không thể trong một thời gian ngắn, chưa nói đến có những người không có năng khiếu về ngôn ngữ. Vậy thì số giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn này phải học trong bao lâu để đạt chuẩn? Các thầy cô lớn tuổi, thầy cô không có năng khiếu ngoại ngữ, thầy cô không có thời gian học vì hoàn cảnh dù được đánh giá mức tốt ở 4 tiêu chuẩn đầu nhưng không đạt ở tiêu chuẩn 5 về ngoại ngữ sẽ bị xếp loại “Chưa đạt”, vì Thông tư 20 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Nếu có 1 tiêu chí được đánh giá chưa đạt thì giáo viên sẽ bị xếp loại chưa đạt. Như thế có phải là bất công và vô lý với các thầy cô ấy không? Với các giáo viên trẻ, có thể tiếp thu tốt ngoại ngữ thì kinh phí để học ở một trung tâm ngoại ngữ có chất lượng một khóa học hơn 2 tháng lương của giáo viên. Vậy kinh phí đâu để học?

Việc đánh giá các mức độ đạt, khá, tốt ở tiêu chuẩn ngoại ngữ này sẽ do hội đồng nào kiểm tra hay là lại dựa vào giấy chứng chỉ  A1, A2, B1, B2… Việc đòi hỏi chứng chỉ ngoại ngữ này sẽ dẫn đến chuyện bằng giả hay “học cho có – thi có bằng” ở các lớp tổ chức để hợp thức hóa chuẩn.

Giáo viên thật sự học tốt ngoại ngữ hiếm khi chọn vào sư phạm tiểu học, toán, văn, sử, sinh, giáo dục công dân… Tiêu chuẩn 5 về ngoại ngữ, tiếng dân tộc sẽ làm học sinh phổ thông giỏi toán, lý, hóa, văn… nhưng không thể học tốt ngoại ngữ sẽ không thi vào sư phạm vì biết rằng mình chẳng bao giờ đạt tiêu chuẩn 5 này.

Tiêu chuẩn theo Thông tư 20 dường như chưa nghiên cứu, khảo sát thực tế đã vội ban hành. Thông tư này chỉ làm giáo viên đang dạy và những ai muốn trở thành thầy cô giáo thêm chán ngán.

Lê Phương Trí

 

Bình luận (0)