Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

25 năm “nồi da xáo thịt”

Tạp Chí Giáo Dục

Cho rng bn di chúc tha kế đã b ngưi cháu gái “đng tay” tráo đi ni dung, viết sai lch so vi di nguyn ca cha m, hơn 25 năm tri, cô cháu đáo tng đình t cp đa phương đến tòa ti cao vi 6 phiên xét x. Căn nhà chưa đòi đưc nhưng tình nghĩa đã đt.

V kin tranh chp tài sn kéo dài hơn 25 năm t đi ông đến đi cháu vn chưa có hi kết

Ngay ở chốn công đường, hai phía đều không tiếc lời cay nghiệt, ném qua ném lại những lời mắng nhiếc, trù ẻo tai ương…

25 năm cha con, cô cháu lôi nhau ra tòa

Đó là diễn biến của phiên phúc thẩm xét xử tranh chấp tài sản thừa kế giữa nguyên đơn là cụ Đào Roãn Chi (SN 1900), kiện chính con trai của mình là ông Đào Văn Tài. Nguyên đơn và bị đơn đều đã qua đời, hiện người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ Chi là bà Đào Thị Hảo (SN 1953), người kế thừa quyền và nghĩa vụ của bị đơn là bà Đào Thị Kim Thanh (gọi bà Hảo là cô ruột – PV).

Theo nội dung tranh chấp, căn nhà 32/6 đường 26/3, phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM là di sản của cụ Chi và vợ là bà Mai Thị Năm. Vợ chồng cụ Chi có 7 người con (2 người con trai và 5 người con gái), 5 người con gái đều lập gia đình và sinh sống cùng nhà chồng, 2 người con trai cũng lấy vợ ra ở riêng, trong đó gia đình ông Đào Văn Tài sinh sống ở căn nhà ngay phía sau căn nhà của cha mẹ, 2 nhà được nối thông với nhau bằng một mảnh sân nhỏ.

Năm 1988, vợ chồng cụ Chi lập di chúc với nguyện vọng để lại căn nhà 32/6 đường 26/3 để làm từ đường hương hỏa, giao cho vợ chồng ông Tài quản lý. Việc viết di chúc được giao cho bà Đào Thị Mơ (con gái cả của ông Tài). Sau khi lập xong, vợ chồng cụ Chi không được đọc lại vì không biết chữ, không được nghe đọc lại bản di chúc. Di chúc được chứng thực tại UBND phường 13, quận Gò Vấp ngày 26-7-1988. Năm 1990 bà Năm bạo bệnh qua đời. Đến năm 1993 cụ Chi và gia đình con trai xảy ra mâu thuẫn. Biết được nội dung di chúc ghi “để lại căn nhà cho ông Tài và các con ông Tài” (khác với di nguyện để lại căn nhà làm nơi thờ cúng hương hỏa), cụ Chi đội đơn đi khiếu nại yêu cầu hủy bỏ toàn bộ tờ di chúc trước đó. Lý do đề nghị hủy: Người viết di chúc là người được hưởng di chúc và không đúng với ý chí của ông Chi và bà Năm. Bản thân ông Tài không quan tâm, chăm sóc cho cụ và không có thái độ đúng mực.

Tại bản án số 42/DSST ngày 30-9-1993, TAND quận Gò Vấp và án số 52/DSPT ngày 26-1-1994 của TAND TP.HCM cùng xác định công nhận một phần di chúc của bà Mai Thị Năm là hợp pháp, giao di sản cho bị đơn, cụ Chi được 1/2 giá trị căn nhà. Không chấp nhận bản án, cụ Chi tiếp tục đội đơn lên các cấp. Cũng trong năm 1994, ông Tài mất vì tai nạn, người đại diện hợp pháp của ông Tài là bà Đào Thị Kim Thanh (cháu nội của cụ Chi – PV) tham gia tố tụng. 25 năm vụ tranh chấp đã trải qua nhiều cấp xép xử với nhiều lần tuyên án, hủy án xét xử lại. Cụ thể, án giám đốc thẩm ngày 20-4-1995 của TAND tối cao tuyên hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm trước đó, giao cho TAND TP.HCM xét xử lại. Ngày 14-7-1997 vụ án được tạm đình chỉ. Năm 2001, cụ Chi bệnh nặng qua đời. Dù nguyên đơn và bị đơn trực tiếp trong vụ tranh chấp đều không còn nữa nhưng vụ án phức tạp vẫn còn tiếp tục đeo đẳng đến đời sau. Tháng 3-2017, bà Hảo (đại diện ủy quyền là bà Đào Thị Thức, cùng là cô ruột của bà Thanh) một lần nữa lôi vụ tranh chấp ra chốn công đường khi cả 2 đã tuổi cao sức yếu (bà Hảo 83 tuổi, bà Thức 77 tuổi).

Đt đon tình thân

Bắt đầu phiên phúc thẩm mới đây, bà Hảo và bà Thức đầu đều đã nhuộm trắng, nặng nề bước lên dãy ghế ngay trước tòa. Phần làm thủ tục, HĐXX cho phép cả nguyên đơn và người đại diện ủy quyền được phép ngồi để trình bày vì tuổi cao sức yếu. Thủ tục chưa kết thúc, bà Hảo run run giơ tay xin HĐXX được uống thuốc trợ huyết áp mang theo bên mình. Chốc chốc không thể cầm cự nổi, bà lão 83 tuổi nằm xoài xuống chiếc ghế dài trước ánh mắt của nhiều người. Khác với sự cảm thông của những người dự khán, bên kia chiếc ghế chỉ cách bà lão vài gang tay là bị đơn và người có trách nhiệm liên quan chốc chốc lại ném về phía này những cái nhìn soi mói, dè bỉu khinh khi.

Trả lời trước tòa, nhiều phần nguyên đơn phải nhờ vào sự trợ giúp trình bày của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Theo đó, luật sư yêu cầu làm rõ tính pháp lý của bản di chúc được lập năm 1988, và tuyên hủy đối với bản di chúc này. Luật sư lý giải “người viết di chúc là người được thụ hưởng, di chúc được viết không đúng ý chí của người lập, bản thân người lập không biết chữ, không được đọc cho nghe sau khi viết, bản di chúc không đề ngày tháng, không viết “chúng tôi” chỉ có xác nhận ngày chứng thực tại UBND phường là chưa hợp lý. Quá trình điều tra, người viết di chúc không phải là bà Mơ mà lại là bà Thanh nên có căn cứ để xác định di chúc đã bị tráo đổi nội dung”. Đồng thời yêu cầu giao di sản lại cho phía nguyên đơn theo đúng di nguyện của người đã khuất. Còn bị đơn lại nhăn nhó tỏ sự thống khổ trình bày: “Từ năm 1975, 2 cha con tôi đã có công sửa chữa tu bổ căn nhà của ông bà và sinh sống trong đó từ đó đến nay, nghĩa vụ thờ cúng hương hỏa hàng năm cũng đều thực hiện đầy đủ…”. Mỗi lần bị đơn trình bày, đến đoạn phẫn nộ, người cô ruột lại chỉ trỏ, nói ngang “nói láo”, “lời cháu Thanh nói không đúng sự thật”. Không kém cạnh cô, bị đơn cũng đáp trả bằng những lời cay nghiệt khiến không khí phiên tòa trở nên nhốn nháo. Chốc chốc vị chủ tọa phải nhiều lần dừng lại để nhắc nhở.

Tòa vào nghị án, hai bên gần như trở thành kẻ thù không đội trời chung. Bà Thức kể với nhiều người dự khán: “Nhiều năm nay, cháu Thanh nó không lo giỗ chạp gì, đến ngày giỗ chị em tụi tui quây quần về nhà ông bà, lên tầng 1 làm đám giỗ, còn nhà nó buôn bán ở tầng trệt không hề tham dự. Tình thân đã đứt đoạn từ lâu”.

Bài, nh: Hng Cm

Bình luận (0)