Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cần sớm chuẩn hóa chính tả SGK

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hi tho do B GD-ĐT t chc vào tháng 3-2018, GS. Nguyn Minh Thuyết (Tng ch biên Chương trình giáo dc ph thông mi) đã thông báo v D tho quy đnh chính t áp dng cho chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dc ph thông mi; trong đó có nhiu ni dung sa đi, b sung như quy đnh cách viết tên ngưi, tên đa lý, thut ngc ngoài…

D tho quy đnh chính t áp dng cho chương trình, SGK mi có nhiu ni dung sa đi, b sung như quy đnh cách viết tên ngưi, tên đa lý… Trong nh: Hc sinh Trưng THPT Nguyn Du (TP.HCM) đng lp trong chương trình “Mt ngày làm giáo viên”. Ảnh: T.L

Ngoài ra, có một số nội dung dự kiến giữ nguyên như quy định của Bộ Giáo dục và Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam ban hành năm 1980 (QĐ 1980).

Nht lot viết “i” thay “y”

Trước hết là giữ nguyên cách viết chữ “i” thay “y” sau 6 phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết mở (không có âm cuối vần), nhằm tránh làm xáo trộn thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng, ví dụ: viết là bác sĩ, không viết bác sỹ; viết là tỉ lệ, không viết tỷ lệ…

Thực ra, cách viết chữ “i” hay “y” theo QĐ 1980 vẫn chưa hoàn toàn phù hợp. Căn cứ cơ sở ngữ âm học, QĐ 1980 cho rằng cả hai chữ “i” và “y”, khi đứng làm âm chính trong âm tiết mở sau 6 phụ âm h, k, l, m, s, t đều ghi âm vị /i/, bản chất không có gì khác nhau, nên nhập hai cách viết đó làm một cho nhất quán và giản tiện. Đành rằng, sự thay đổi nào cũng nhằm hướng tới sự hợp lý, nhất quán hơn, tuy nhiên, nếu xét một cách cặn kẽ về nhiều phương diện, từ tính khoa học của ngữ âm học tới văn hóa và tâm lý cộng đồng, thì nên tôn trọng những quy ước đã trở thành quy chuẩn cho chính tả phổ thông, trong đó cần duy trì sự phân biệt “i” và “y” trong một số trường hợp.

Như ta đã biết, từ Hán Việt trong tương quan với từ đồng nghĩa thuần Việt thường hàm chứa nét nghĩa trang trọng, nên hay được chọn dùng trong trường hợp cần sắc thái trang trọng (ví dụ: tên một bộ phim nước ngoài từng được dịch nữ ca sĩ/ người đàn bà hát). Trong đời sống xã hội, tuyệt đại đa số người ta viết kỷ niệm, kỷ yếu, lý luận, công ty, mỹ phẩm… chứ ít khi viết kỉ niệm, kỉ yếu, lí luận, công ti, mĩ phẩm… Ví dụ: Hội đồng Lý luận Trung ương, Kỷ yếu 50 năm thành lập trường X, Lễ kỷ niệm Công ty Mỹ phẩm Y…

Theo kết quả khảo sát, trừ trường hợp các tiếng mang âm đầu “s” có thể viết nhất quán là “i”, còn lại sau 5 âm đầu h, k, l, m, t sự phân định ranh giới giữa các trường hợp viết “i” hay “y” là tương đối rạch ròi; những từ thuần Việt hiện đang được mặc nhiên viết “i”, còn từ Hán Việt được viết “y” xưa nay, đã in dấu ấn sâu đậm trong tâm thức người Việt; họ chọn viết từ có chứa “y” (gốc Hán) để thể hiện sắc thái trang trọng, như: hy vọng/ (cười) hi hi, song hỷ/ hỉ mũi; kỳ thi/ kì cọ; ly hôn/ li (cốc), lý luận/ lí nhí; công ty/ (bé) tí ti, tỷ thí/ tỉ mỉ… Tương tự, với địa danh – nhân danh, người Việt có tập quán viết theo từ Hán Việt (viết y, không viết i) mang sắc thái trang trọng: Hy Cương, Kỳ Sơn, Lý Sơn, Mỹ Tho, nước Mỹ; Lý Công Uẩn, Lý Bạch, Mỹ Tâm, Sỹ Luân… 

Thực tế là sau bao cố gắng, kiên trì gần 40 năm điều chỉnh của SGK, các thế hệ người Việt đã học qua cấp phổ thông, hiện nay có mấy người viết “i” ngắn hoàn toàn theo SGK mà họ đã từng học?

Như vậy, quy định nhất loạt viết “i” ngắn chưa ổn, là một chủ trương cực đoan và không thích hợp, thiếu tôn trọng tính truyền thống và tự do cá nhân. Nên chăng, quy định chính tả trong SGK mới nên chấp nhận một số trường hợp ngoại lệ như đã nêu trên, sửa cách viết tên riêng theo hướng viết Lý Bạch,  Mỹ Tho, nước Mỹ… thay cho Lí Bạch, Mĩ Tho, nước Mĩ… như lâu nay.

Đt du thanh âm chính

Dự thảo cũng quy định đặt dấu thanh ở vị trí trên hoặc dưới âm chính trong âm tiết. Điều này phù hợp kết quả phân tích ngôn ngữ học, vì trong tiếng Việt, thanh điệu bao giờ cũng rơi vào âm chính của tiếng, cụ thể: Nếu âm chính là nguyên âm đơn, dấu thanh được đặt ở chữ cái đó, ví dụ: gà, trấu, khởi, vịt… Nếu âm chính là nguyên âm đôi ia, ua, ưa (trong âm tiết khuyết âm cuối vần), dấu thanh đặt ở chữ cái thứ nhất, ví dụ: chìa, lúa, giữa…; còn khi âm chính là nguyên âm đôi iê, yê, uô, ươ (trong âm tiết có âm cuối vần) thì dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai, ví dụ: phiền, khuyến, dưỡng, buộc…; nhìn chung quy định này đã giữ vị trí dấu thanh ở giữa hay gần giữa mỗi chữ, tạo nên sự cân bằng, thẩm mỹ cho âm tiết khi thể hiện trên chữ viết.

Cn sm chun hóa chính t SGK theo hưng chp nhn bit l, cn nht quán gia SGK vi xã hi, đ hc sinh khi phân vân gia kiến thc trong SGK và thc tế, đng thi xã hi cũng gim thiu tình trng tùy tin trong chính t như hin nay.

Tuy nhiên, một số trường hợp như các tiếng hòa, hóa, hỏa, theo quy định dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm, lại tạo sự mất cân đối, giảm tính thẩm mỹ cho chữ khi viết: hoà, hoá, hoả. Có lẽ vì vậy, nên qua quan sát ta thấy các tỉnh có địa danh chứa tiếng này thường viết thành hòa, hóa (đặt dấu thanh trên âm đệm “o” chứ không đặt trên âm chính “a”): Thanh Hóa, Hòa Bình, Khánh Hòa…

Hiện nay, các chương trình máy tính giúp nhập tiếng Việt cũng tồn tại cách đặt dấu thanh kiểu “hóa – hòa”, lệch với quy định nêu trên; cho nên có lẽ dự thảo cũng nên xem xét, công nhận đây là trường hợp ngoại lệ, bất quy tắc.

Cũng rất bất cập khi dự thảo chỉ mới xác định phạm vi áp dụng quy định này trong chương trình, SGK mới, chưa áp dụng rộng rãi đối với tất cả các ngành, cũng chưa phải là chuẩn chữ viết áp dụng cho mọi đối tượng. Vì vậy, ngoại trừ SGK, xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Giáo dục, hiện nay hầu như các cơ quan báo chí, xuất bản ở nước ta không hoàn toàn áp dụng QĐ 1980.

Cho nên, cần sớm chuẩn hóa chính tả SGK theo hướng chấp nhận biệt lệ, cần nhất quán giữa SGK với xã hội, để học sinh khỏi phân vân giữa kiến thức trong SGK và thực tế, đồng thời xã hội cũng giảm thiểu tình trạng tùy tiện trong chính tả như hiện nay.

Đ Thành Dương

 

Bình luận (0)