Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Việc làm ngành du lịch: Biến thách thức thành cơ hội

Tạp Chí Giáo Dục

nh hưng trm trng t đi dch Covid-19, hot đng du lch “đóng băng” mt thi gian dài, đi kèm vi đó là vic nhiu công ty ct gim nhân s, vn đ vic làm cho sinh viên sp tt nghip ngành này vì thế thc s tr nên đáng quan tâm.


Sinh viên ngành du lch trong gi hc thc hành

Trong khuôn khổ “Tháng hướng nghiệp và ngày hội việc làm”,Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM phối hợp với Trường ĐH Văn Lang tổ chức tọa đàm “Du lịch – khách sạn: Biến thách thức thành cơ hội sau đại dịch Covid-19”, qua đó giải tỏa nhiều tâm tư, thắc mắc của sinh viên.

Trong thách thc n cha cơ hi

Mở đầu chương trình tọa đàm, bà Võ Trúc Quỳnh (Bộ phận chăm sóc khách hàng Tập đoàn khách sạn và khu nghỉ dưỡng Movenpick) nêu nhận định, khi đại dịch Covid-19 ập tới, nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch khá… sốc và đi kèm với đó là cắt giảm nhiều nhân sự. Đó là giai đoạn thực sự khó khăn đối với những sinh viên vừa tốt nghiệp, thậm chí có những em không biết thực tập ở đâu. Tuy nhiên, hiện ở nước ngoài, việc kiểm soát dịch bệnh đã tốt hơn, một số nơi đã chuẩn bị sẵn sàng đón khách du lịch trở lại. Có thể đầu năm sau, không ít nơi trong số đó sẽ lại bắt đầu mở cửa.

Cùng với đó, xu hướng chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ hơn dưới tác động của dịch Covid-19, máy móc được sử dụng thay thế một phần cho con người. Sinh viên sắp ra trường cần có những bước chuẩn bị cũng như chiến lược thực sự nghiêm túc, bài bản, rõ ràng cho quá trình cạnh tranh khốc liệt để tìm việc làm. Dù vậy, không thể phủ nhận trong thách thức cũng tiềm ẩn cơ hội, dễ thấy như ở quy trình tuyển dụng khi được chuyển sang công nghệ số, ứng viên có thể dễ dàng nộp đơn ứng tuyển trực tuyến mà không cần phải đến tận nơi.

Bà Quỳnh cũng chỉ ra kiến thức, kỹ năng, thái độ chính là nền tảng để sinh viên ứng tuyển công việc. Bởi quá trình tuyển dụng thường trải qua 4 bước và bước 4 rất quan trọng là phỏng vấn trực tiếp với người tổng quản lý. Đây là người quyết định khả năng trúng tuyển của ứng viên. Đối với những tập đoàn lớn, tổng quản lý thường là người nước ngoài, sẽ đặt những câu hỏi, tình huống, vấn đề để qua đó nắm bắt ngay được tố chất, thái độ, khả năng của ứng viên. Trong quá trình tuyển dụng này, theo bà Quỳnh, việc có kinh nghiệm chưa hẳn quan trọng bằng có tư duy và thái độ tốt. Thực tế, nhiều người ra trường không có nhiều kinh nghiệm vẫn được nhận vào làm việc ở những tập đoàn lớn nhờ đáp ứng điều kiện nói trên. Và đặc biệt, đối với ngành dịch vụ, kỹ năng giao tiếp hết sức quan trọng. Ngay khi không có đủ ngoại hình, nếu kỹ năng giao tiếp tốt, người hướng dẫn vẫn tạo được thiện cảm với du khách.

Không ngng phát trin bn thân

Từng tốt nghiệp thủ khoa ngành du lịch, tuy nhiên, bà Võ Trúc Quỳnh cho biết trong quá trình đi làm đã nhận ra kiến thức được trang bị ở trường ĐH chưa đủ để có thể thành công trong ngành. Thực tế, nhiều sinh viên cùng tốt nghiệp ĐH như nhau nhưng sau 4-5 năm trong ngành, vị trí của họ hoàn toàn khác nhau. Song điều này không đồng nghĩa rằng việc học ở ĐH không quan trọng. Nhất là ở những trường đào tạo liên kết với nước ngoài, người học sẽ được trang bị tốt kỹ năng ngoại ngữ lẫn các kỹ năng khác. Chính vì vậy, bà Quỳnh khuyên các em sinh viên có kế hoạch học tập nghiêm túc. “Nếu sau giờ làm, giờ học chỉ về nhà ngủ thôi mà không tăng cường những hoạt động học tập phát triển bản thân khác thì có lẽ người trẻ đang phí phạm thời gian quý giá của bản thân. Việc chịu khó học tập phát triển bản thân ngay từ thời sinh viên giúp người học khi ra trường rộng mở cơ hội chọn lựa nghề nghiệp và dễ thăng tiến hơn”, bà Quỳnh nói.

Một cách thông minh để tiếp cận cơ hội việc làm, theo bà Quỳnh, chính là tận dụng thời gian thực tập và làm thêm. Nếu chưa ứng tuyển ngay được vị trí công việc mình có nguyện vọng tại một công ty, sinh viên có thể xin làm bán thời gian ở một vị trí công việc khác và trong quá trình đó, hãy làm việc cật lực, hết mình. Đến thời điểm đăng ký thực tập, các em có thể xin chuyển sang bộ phận việc mà mình mong muốn. Nếu thực sự thể hiện được sự chịu khó, khả năng và thái độ tốt trong quá trình làm thêm trước đó, chắc chắn các em sẽ được tạo điều kiện.


Bà Võ Trúc Qu
nh (B phn chăm sóc khách hàng Tp đoàn khách sn và khu ngh dưng Movenpick) chia s kinh nghim vi sinh viên ti chương trình ta đàm

“Có nhng sinh viên c nghĩ hc xong ngành qun tr khách sn s tr thành ngưi qun lý nhưng thc tế không như vy. Các vic nh như bưng bê, phc v… t nhng ngày đu tiếp cn công vic s giúp ngưi làm đnh hình đưc cái nhìn tng quan. Khi mun tr thành qun lý, mun giám sát ngưi khác, mun biết quy trình h làm đúng hay sai thì ngưi nào cũng cn tri qua nhng v trí như vy đ tích lũy kinh nghim”, bà Võ Trúc Qunh nhn mnh.

Du lịch vốn được ví là ngành “làm dâu trăm họ”, đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện khả năng chịu cực để bám trụ được trong ngành. “Có những sinh viên cứ nghĩ học xong ngành quản trị khách sạn sẽ trở thành người quản lý nhưng thực tế không như vậy. Các việc nhỏ như bưng bê, phục vụ… từ những ngày đầu tiếp cận công việc sẽ giúp người làm định hình được cái nhìn tổng quan. Khi muốn trở thành quản lý, muốn giám sát người khác, muốn biết quy trình họ làm đúng hay sai thì người nào cũng cần trải qua những vị trí như vậy để tích lũy kinh nghiệm”, bà Quỳnh nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của sinh viên, muốn trở thành hướng dẫn viên chuyên dẫn du khách quốc tế thì việc không giỏi tiếng Anh có phải là trở ngại lớn không, bà Quỳnh cho hay, đây không phải vấn đề quá lớn vì nhiều công ty sau tuyển dụng có những khóa đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên, trong đó có tiếng Anh. Trong trường hợp có thế mạnh ngoại ngữ, ứng viên đã có lợi thế hơn 50% so với người khác. Nhưng riêng đối với thị trường khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì không yêu cầu quá cao về khả năng tiếng Anh, nhưng bù lại người hướng dẫn cần phải trang bị thêm tiếng của các nước đó để phục vụ cho công việc.

Bài, ảnh: Vit Ngân

 

Bình luận (0)