Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Chỉ nên cấm viết, vẽ nội dung phản cảm

Tạp Chí Giáo Dục

Sau bài viết “Ch th cm viết, v vào SGK: Ch nên dng li khuyến khích!” (ngày 1-10), Giáo dc TP.HCM đã ghi nhn ý kiến các cán b qun lý giáo dc, giáo viên và ph huynh v vn đ này.

Hc sinh tiu hc luôn có thói quen viết, v vào sách (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Bên cạnh sự đồng tình về việc hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào SGK không chỉ đơn thuần nằm ở việc giáo dục các em giữ gìn sách mà trên hết là giáo dục các em ý thức, từ đó hình thành nhân cách, thì cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định bắt buộc tạo thêm gánh nặng cho giáo viên mà chỉ là hướng dẫn, lời khuyên để học sinh biết giữ gìn sách.

Thy Đ Đc Anh (giáo viên văn Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1, TP.HCM): Vô hình to thêm áp lc cho giáo viên

Theo quan điểm của tôi, SGK là do phụ huynh bỏ tiền ra mua, giáo viên không được xâm phạm quyền sở hữu này của học sinh. Do vậy, tôi nghĩ không nên là một quy định mà chỉ khuyến khích học sinh biết trân trọng, giữ gìn SGK, sử dụng sách một cách sạch sẽ để có thể tái sử dụng. Bản thân tôi là giáo viên, tôi vẫn có nhu cầu viết vào SGK. Cụ thể, tôi dạy môn văn, có nhiều đoạn văn cảm thấy thích tôi liền vẽ hình trái tim hoặc gạch chân đoạn văn ấy. Hay những chỗ quan trọng tôi thường đánh dấu sao hoặc vẽ các hình thú vị để chú ý.

Việc ghi vào SGK đôi khi còn giúp tiết kiệm thời gian, có những thứ buộc phải gạch vào SGK, ghi chú. Ngoài ra, có những đặc thù của bộ môn đòi hỏi học sinh phải ghi chú vào sách. Hơn nữa, nếu những cuốn SGK có ghi chú để phục vụ bài học thì nếu có truyền lại cho người sau học đó cũng là một sự tham khảo, trân trọng. Chỉ trừ khi các em viết, vẽ vào đó những hình phản cảm mới phải cấm.

Nếu muốn học sinh không ghi vào SGK thì trước hết chúng ta phải đồng bộ thiết kế SGK có thể sử dụng được nhiều lần. Một điều nữa là cần có sự rạch ròi giữa SGK và sách bài tập để không còn sự nhập nhằng. Và trên hết, chỉ thị này sẽ vô hình tạo thêm áp lực cho giáo viên giữa vô vàn những áp lực đang tồn tại. Giáo viên lại kiêm thêm nhiệm vụ “quản SGK” cho học sinh.

Cô Kiu Nguyt Hương Liên (Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Văn Linh, huyn Bình Chánh, TP.HCM): Trân trng SGK là trân trng kiến thc

Khi học sinh có ý thức giữ gìn SGK của mình là các em đang trân trọng kiến thức, trân trọng môn học, trân trọng người giáo viên. Với những sách có thiết kế để học sinh làm bài tập thì đó chỉ là để tham khảo, không yêu cầu bắt buộc học sinh phải viết vào đó. Các em có thể làm vào vở bài tập, sử dụng bút chì hay giấy nhớ để điền. Nhưng theo tôi, quy định này chỉ cấm học sinh viết, vẽ bậy, cấm các hành vi bôi bẩn vào sách thôi. Còn việc các em dùng bút chì gạch chân sách, đánh dấu sách là điều bình thường. Có những khi các em ghi chú, đánh dấu vào SGK lại rất thuận lợi trong quá trình các em ôn lại kiến thức.

Ch Hoàng Thu Mai (ph huynh hc sinh Trưng TH Lương Thế Vinh, Q.Th Đc, TP.HCM): SGK là… đ s dng

Là một phụ huynh, theo tôi, việc quy định học sinh không được viết, vẽ vào SGK là hết sức… buồn cười, nếu không muốn nói là phi lý. Bởi lẽ, SGK là do cha mẹ mua cho con với mong muốn con sử dụng tối đa mục đích, sử dụng SGK như một công cụ học tập, đồ dùng học tập. Việc học sinh viết, vẽ, ghi chú vào SGK nếu phục vụ tốt cho việc học thì đó là chuyện tốt chứ không phải là chuyện xấu. Và tất nhiên, học sinh chẳng thể nào viết, vẽ đến mức không đọc được kiến thức trong sách. Việc này, chỉ nên là hướng dẫn học sinh giữ gìn để không làm rách sách, không bôi bẩn, viết bậy vào sách là được. Còn nếu với mục đích tái sử dụng thì có rất nhiều cách, ngay cả những cuốn SGK được viết, vẽ bằng bút chì vào đó thì vẫn có thể tái sử dụng được. Điều quan trọng là giáo dục học sinh như thế nào để các cháu biết trân trọng, giữ gìn sách vở của mình, phục vụ tốt cho việc học.

Cô Đ Ngc Đào (Hiu trưng Trưng TH Phú Th Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM): Hình thành cho hc sinh nhân cách đp

Yêu cầu của Bộ GD-ĐT rất chính đáng. Đây không đơn thuần chỉ là việc giữ gìn SGK. Khi đưa vào áp dụng sẽ giúp học sinh có ý thức hơn trong việc giữ gìn sách vở, rèn cho các em thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân thân thể, hình thành nhân cách đẹp cho các em. Tuy nhiên, thực hiện việc này không hề dễ. Bởi học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, các em rất vô tư, việc vẽ, viết vào SGK đôi khi còn là thói quen, sự thích thú. Việc này cần phải làm theo thời gian, đánh giá học sinh cũng theo quá trình, thời gian. Với những SGK có khoảng trống điền từ, nối từ thì giáo viên có thể tổ chức theo nhiều hình thức để học sinh không viết vào sách như làm việc nhóm, làm bảng tương tác.

Về phía nhà trường, từ nhiều năm qua thư viện trường luôn có những bộ SGK, sách tham khảo cũ để những học sinh khó khăn không có sách mượn trong 1 năm học, kết thúc năm học các em lại trả về cho trường. Điều này cũng là để các em biết được ý nghĩa và trân trọng những cuốn SGK cũ.

Quang Long (ghi)

Bình luận (0)