Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trải nghiệm, thiết kế gốm sứ trong giờ học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Ngay trong gi hc ng văn, hc sinh lp 11B2, Trưng THPT Võ Trưng Ton (qun 12) đã thiết kế ra nhng sn phm đ gm như b tách chén, ly s, chén, đũa…


Cô Nguyn Thu Hà cùng hc sinh lp 11B2 Trưng THPT Võ Trưng Ton

Làm gm trong tiết hc

Cô Nguyễn Thu Hà (giáo viên ngữ văn, Trường THPT Võ Trường Toản) cho biết, trong bài 4 chương trình Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo có bài: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan, với 4 văn bản trong đó có văn bản: Đồ gốm gia dụng của người Việt. Đây là văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin, vì vậy khá khô khan. Nếu dạy theo hướng đơn thuần là thông tin cho học sinh biết về các loại đồ gốm gia dụng thì rất khô khan, học sinh sẽ nhàm chán. Do đó, việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm làm gốm trong tiết học sẽ không chỉ đổi mới tiết học, giúp bài học không khô khan mà học sinh cũng dễ dàng tiếp nhận kiến thức bài học, biết được thiết kế ra một sản phẩm đồ gốm sẽ công phu thế nào, qua những công đoạn nào, cần sự sáng tạo, đam mê ra sao…

Để thực hiện tiết học, lớp 11B2 được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ chế tạo 1 sản phẩm đồ gốm gia dụng từ đất sét. Trước đó, học sinh đã có thời gian đọc văn bản trước, các nhóm cùng lên ý tưởng. Học sinh được tự chọn chất liệu để làm sản phẩm, tự sáng tạo sản phẩm trên ý tưởng của mình, không theo một khuôn mẫu nào.

“Từ nguyên liệu đất sét, các em sử dụng bút lông để trang trí hoa văn, dùng máy sấy để tạo hình, các sản phẩm đồ gốm của học sinh tạo ra rất công phu, từ bộ ấm pha trà, tách trà, chén, đũa. Với những sản phẩm của mỗi nhóm, tôi tổ chức thành một cuộc thi, và có những phần thưởng nhỏ để khích lệ học sinh. Đồng thời đánh giá quá trình, thái độ học tập của học sinh dựa trên quá trình từng nhóm thiết kế, sáng tạo sản phẩm trên lớp. Các sản phẩm mỗi nhóm cũng được lấy điểm cộng đánh giá thường xuyên” – cô Thu Hà chia sẻ.

Thích thú nặn… gốm ngay trong tiết học, Trần Thị Khánh Linh – học sinh lớp 11B2 gọi đây là trải nghiệm mới mẻ, hiếm có trong tiết học, lần đầu tiên bạn được thực hiện. “Từ trải nghiệm thực tế này, em hiểu được kiến thức gốm gia dụng là gì, sự sáng tạo của người nghệ nhân khi làm ra sản phẩm gốm như thế nào…, chứ không phải là chỉ hình dung từ sách giáo khoa” – Linh hào hứng.


Các sn phm gm do hc sinh thiết kế trong tiết hc văn

Năm học này là năm thứ 2 triển khai giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, cô Thu Hà đánh giá, sự đổi mới phương pháp, cách tiếp cận kiến thức môn học của giáo viên sẽ góp phần tác động mạnh mẽ đến học sinh. Các em sáng tạo, chủ động “lăn xả” vào các trải nghiệm, hoạt động để tự mình học hỏi kiến thức chứ không thụ động tiếp thu kiến thức như trước đây. Tuy vậy, điều quan trọng nhất là giáo viên phải có sự vận động, giao nhiệm vụ, “khơi” lên trong học sinh những năng lực, tiềm năng vốn có ở các em.

“Thầy cô chịu khó bày thì học sinh sẽ chịu khó “cày”. Trên chính đường đi đó, các em sẽ phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo, tích cực, nhạy bén của mình” – cô Hà bày tỏ.

“Gng càng già càng cay”

Ở tuổi 55, chỉ còn 2 năm nữa là về hưu, cô Nguyễn Thu Hà vẫn không ngừng học hỏi. Cô thường xuyên tự bỏ tiền túi để đăng ký theo học các lớp về dạy học tích cực, đổi mới phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, trước rào cản của “giáo viên có tuổi” với công nghệ thông tin, cô Hà luôn tự học hỏi từ đồng nghiệp, từ chính học sinh, học trên mạng xã hội để nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới giờ dạy.

“Học sinh hiện nay giỏi công nghệ lắm. Mình mà không học là mình thua các em. Cạnh đó, với đòi hỏi của đổi mới giáo dục, giáo viên không thể áp dụng lối dạy truyền thống một chiều mà cần phải tương tác 2 chiều, thậm chí đa chiều nhiều hướng để quan sát và phát huy năng lực học sinh. Như vậy đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tự học, tự trang bị kiến thức thì mới có thể bắt nhịp, theo kịp được với đổi mới. Sự đổi mới một cách hợp lý, có khoa học của giáo viên sẽ giúp học sinh bắt kịp với chương trình mới, ham thích môn học và thay đổi phương thức cũ là học vẹt, học tủ” – cô Thu Hà chia sẻ.

Theo cô Đỗ Thị Việt Phương – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản, việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra môn học theo Chương trình GDPT 2018 là yêu cầu cấp thiết với từng giáo viên. Nhà trường trao quyền chủ động cho từng tổ bộ môn, từng giáo viên trong thiết kế bài học, xây dựng phương pháp, làm sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh.

“Rào cản trong đổi mới giáo dục đó là nhận thức của từng giáo viên. Chỉ khi giáo viên quán triệt được về nhận thức, tự chuyển mình, làm mới môn học của mình thì việc đổi mới mới đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả” – cô Phương nhận định. Đồng thời đánh giá cô Nguyễn Thu Hà là một trong những giáo viên luôn đi đầu trong đổi mới giáo dục dù tuổi không còn trẻ…

“Giáo viên thường bị sức ì tâm lý, đôi khi cho rằng mình như vậy là đủ rồi, nhất là với giáo viên lớn tuổi. Tuy nhiên, với trường hợp của cô Hà thì ngoại lệ, dường như càng có tuổi lại càng ham học, ham đổi mới, trở thành tấm gương để học trò, đội ngũ giáo viên trong trường noi theo… Dù chỉ còn 2 năm nữa cô Hà về hưu nhưng cô vẫn luôn không ngừng nỗ lực tự học, đăng ký học hết lớp đổi mới này đến lớp học đổi mới kia, thay đổi phương pháp giảng dạy, tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin để… theo kịp học sinh. Trong từng tiết dạy, cô đều “thổi” làn gió mới vào môn học với nhiều phương pháp: khăn trải bàn, lẩu băng chuyền, thảo luận nhóm, bàn tay nặn bột, khiến học sinh vô cùng thích thú” – cô Việt Phương bày tỏ.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)