Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một chỉ thị không phù hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, B trưng B GD-ĐT đã ra ch th v vic s dng sách giáo khoa (SGK) và sách tham kho trong các trưng ph thông, trong đó có yêu cu giáo viên không đ hc sinh viết và v vào sách.

Giáo viên hưng dn hc sinh đc SGK

Theo tôi, về phần nổi, chỉ thị này ít nhiều sẽ giải quyết được tình trạng lãng phí SGK, điều đó dường như mọi công dân cũng nắm được phần nào. Còn phần chìm thì người dạy và người học (giáo viên và học sinh là những người trực tiếp bám SGK mỗi ngày) hiểu hơn ai hết.

Trước đây, thời chúng tôi đi học không phải mua sách. Sách có nhà trường cho mượn nên chúng tôi luôn giữ gìn cẩn thận để cho các khóa sau tiếp tục sử dụng (cũng như những khóa trước giữ gìn cho khóa sau). Nếu sách bị hư hỏng, vẽ viết vào sách thì nhà trường sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, suốt thời đi học chúng tôi chưa thấy ai bị phạt, vì sách rất quý nên chúng tôi gìn giữ cẩn thận, ý thức bảo quản sách như… người bạn thân. Việc sách dùng lâu ngày có thể sẽ bị rách, nhất là các trang phía ngoài, song dù mất vài trang nhưng những cuốn sách ấy có “tuổi thọ” nhiều năm (không phải tuổi thọ chỉ một năm như nhiều năm qua). Sách là tài sản chung, nói nôm na, sách là tài sản của nhà trường nên học sinh không được viết, vẽ vào trong đấy.

Còn hiện tại, nhìn vào SGK, sách bài tập hiện hành, rất khó để “nói không” với việc viết và vẽ vào trong đấy, mặc dù chúng tôi luôn dạy học sinh cần giữ gìn, trân trọng sách, quyên góp sách tặng học sinh khó khăn.

Thứ nhất, bộ sách mà học sinh đang sử dụng vẫn là “kiểu” sách thiết kế để các học sinh viết, vẽ trong đấy. Có những phần, nếu không viết, vẽ vào trong đấy, người dạy và người học cũng cảm thấy kỳ kỳ, nhất là bậc tiểu học. Việc không viết, vẽ vào trong đấy vô tình làm khó cho giáo viên và học sinh. Dẫu biết rằng, giáo viên thường xuyên dạy học sinh biết giữ gìn tài sản, sử dụng phù hợp, không nên lãng phí ngay từ tờ giấy nháp cho đến các dụng cụ học tập khác có giá trị không cao như: bút, thước, gôm… Thế nhưng việc cấm học sinh viết, vẽ vào sách không phải nói là làm được. Về áp đặt thì chúng tôi làm được, còn về lý cũng như tình thì… băn khoăn vô cùng. Vậy là chỉ thị này vô tình làm khó cho thầy và trò, thêm việc cho giáo viên (vừa nhắc nhở, vừa kiểm tra, vừa phải dạy… khác với những gì trong sách – thêm nhiều thao tác mới).

Ch th này nhm mc đích tránh lãng phí trong vic s dng SGK. Song, nó không thuyết phc. Nó ch đ xoa du dư lun v lãng phí SGK.

Thứ hai, SGK không phải của chung – mượn của nhà trường như trước đây, sách là tài sản riêng, quyền sở hữu của học sinh. Nếu bắt các em không được viết, vẽ vào sách của mình chẳng khác nào thầy cô đã vi phạm quyền sở hữu tài sản cá nhân, trong khi các em viết, vẽ nhằm mục đích trong sáng, tích cực: phục vụ học tập. Không những vậy, việc dạy học đâu phải chỉ kiến thức SGK, cũng không phải dạy các em “trăm trò như… mẫu (một)”. Giáo viên thường mở rộng kiến thức ngoài sách, liên hệ thực tế làm dẫn chứng… Vì thế học sinh có thể mở rộng kiến thức ấy bằng cách ghi chép vào SGK (rất hiệu quả, bởi hơn ai hết, thầy trò chúng tôi đã và đang làm như vậy). Bên cạnh đó, nhiều giáo viên đã hoàn toàn “giải phóng” cho học sinh kiểu dạy thầy đọc – trò chép nên khuyến khích các em chủ yếu nghe giảng, hạn chế ghi chép; đặc biệt khuyến khích các em chủ động viết những điều mình muốn trong quá trình nghe thầy cô giảng để phục vụ việc học tập thì các em nên viết (tuy nhiên chúng tôi cũng thường khuyến khích các em nên viết bằng bút chì) – đó cũng là quá trình tự học của các em.

Lấy một ví dụ đơn giản rằng, trong quá trình học môn ngữ văn, học sinh có thể gạch dưới những đoạn văn mà các em cho là hay, quan trọng và có thể ghi chú đoạn văn ấy để nhớ lâu, nhớ sâu hơn; hay đọc một bài thơ, giáo viên liên hệ các bài thơ khác, học sinh có thể ghi tựa đề các bài thơ ấy để tham khảo thêm; cũng như liên hệ thực tế cuộc sống có thể ghi vào. Các môn học khác cũng vậy!

Chỉ thị này nhằm mục đích tránh lãng phí trong việc sử dụng SGK. Song, nó không thuyết phục. Nó chỉ để xoa dịu dư luận về lãng phí SGK. Chỉ thị này lại khiến cho dư luận bức xúc thêm, nhất là giáo viên, học sinh và phụ huynh. Nếu đem chỉ thị này khảo sát ba đối tượng trên (cũng như toàn xã hội), chúng tôi tin rằng tỉ lệ đồng ý là rất khiêm tốn.

Thế nên, muốn học sinh không viết, vẽ vào SGK thì trước hết sách phải chuẩn, phương pháp dạy và học phải thực sự đổi mới, không đặt nặng kiến thức trong SGK. Đừng ép giáo viên gánh thêm việc và làm những việc không phù hợp, trong lúc hàng tá việc không tên, thậm chí những việc mang bệnh hình thức vô bổ đang đè nặng lên vai họ. Đừng vô tình đánh cắp quyền sở hữu cá nhân của học sinh một cách vô lý. Bộ GD-ĐT hãy đặt mình vào giáo viên, học sinh… để có “chỉ thị” hợp tình, hợp lý hơn!

Thái Hoàng (giáo viên ti TP.HCM)

Bình luận (0)