Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Để cuộc họp phụ huynh là một cuộc trao đổi

Tạp Chí Giáo Dục

Gn như tt c các cuc hp ph huynh ca các con, tôi đu d đy đ. Vi mt cháu hc lp 9, mt cháu hc lp 5, tôi đã tham d hơn 30 cuc hp, t đó nhn thy, nếu cuc hp nào có s trao đi ci m, thng thn thì tâm trng chung ca ph huynh là yên tâm và tin tưng vào giáo viên ch nhim, vào nhà trưng.

Giáo viên đón hc sinh lp 1 trong ngày tu trưng (nh mang tính cht minh ha). Ảnh: N.Trinh

Ngược lại, cuộc họp nào mà giáo viên “độc thoại” hoặc ít chịu lắng nghe thì dù không ai nói ra, các phụ huynh đều ít nhiều cảm giác có gì đó không thoải mái và thực sự băn khoăn. Các biểu hiện của cuộc trao đổi đó là:

Th nht, phụ huynh mạnh dạn nêu các điều mình có thắc mắc, mình chưa rõ. Trong việc học của con em, việc dạy của giáo viên, việc quản lý của nhà trường luôn có những điều phụ huynh cảm thấy chưa rõ, cần được giải thích, thông tin đầy đủ. Nếu vì lý do nào đó mà phụ huynh ngại nêu điều mình thắc mắc thì có thể sự cởi mở của giáo viên, của nhà trường chưa thật tốt. Khi các điều chưa rõ cứ chất chứa thì rõ ràng là không tốt cho cả đôi bên. Do đó, việc phản ánh các ý kiến của phụ huynh không nên xem đó là biểu hiện tiêu cực với tâm lý “phụ huynh ý kiến ý cò nhiều quá” mà chính là một điều đáng mừng. Thí dụ, phụ huynh thắc mắc “liệu các nhà vệ sinh có bảo đảm an toàn, sạch sẽ” thì có thể là một dịp để nhà trường khẳng định sự quan tâm của mình đối với “địa chỉ” này và cơ hội để trấn an phụ huynh.

Th hai, phụ huynh mạnh dạn chia sẻ các suy nghĩ của mình về việc học của con em và các vấn đề có liên quan. Bên cạnh các thắc mắc, phụ huynh có thể bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng một số vấn đề của con em mình. Chẳng hạn, có phụ huynh không yên tâm về tình trạng bạo lực học đường, về thái độ ứng xử của giáo viên khi có hiện tượng phân biệt đối xử với học sinh không học thêm, về cách tiếp nhận góp ý của giáo viên về một số vấn đề trong lớp…, thường dừng lại ở sự chưa yên tâm, là dư luận, chưa thành một thắc mắc cụ thể. Dẫu vậy, các chia sẻ đó cũng nên được xem là một cảnh báo để nhà trường quan tâm hơn đến các vấn đề đó, để có cách thức quản lý, xử sự phù hợp.

Th ba, phụ huynh thẳng thắn đề xuất các giải pháp, các hiến kế. Tâm lý chung là nhiều phụ huynh thường chỉ nêu ý kiến khi mình thắc mắc, băn khoăn chứ ít khi có người đề xuất các hiến kế, các định hướng nào đó. Bên cạnh sự chủ động và ý thức tích cực của phụ huynh, nhiều người còn “xem” sự cầu thị, tiếp thu của giáo viên, của nhà trường, nếu có biểu hiện lắng nghe tích cực hoặc bản thân nhà trường luôn có sự đổi mới thì họ mới mạnh dạn đề xuất. Thí dụ, có phụ huynh đề nghị nhà trường nên tổ chức nhiều câu lạc bộ theo điều kiện năng lực và sở thích của học sinh, sinh hoạt vào cuối buổi và ngày cuối tuần; hay nên tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc đọc sách khi thấy nhà trường đã có hình thành một số đội, nhóm và đã tổ chức một số hoạt động đọc sách. Tức là, chính sự chủ động của nhà trường đã gợi mở cho phụ huynh đề xuất thêm nhiều giải pháp mới, thay vì “kệ nhà trường”!

Th, giáo viên, nhà trường lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của phụ huynh trong phạm vi, điều kiện của mình. Khi nêu ra các thắc mắc thì điều đầu tiên, phụ huynh cần được giải đáp thỏa đáng. Do đó, giáo viên phải nắm được vấn đề chứ không thể việc gì cũng “để xin ý kiến hiệu trưởng”, ban giám hiệu phải thẳng thắn đối mặt với sự việc chứ không tìm cách tránh né. Chẳng hạn, phụ huynh có ý bức xúc về việc bữa cơm bán trú được phục vụ chậm, thức ăn không ngon, học sinh ăn chưa no…, thì hiệu trưởng cần mạnh dạn nhận khuyết điểm chưa tổ chức tốt (vì lý do chủ quan, khách quan nào đó) và hứa khắc phục; hay việc nêu rõ, chính con em của nhiều giáo viên học tại trường và bản thân một số giáo viên cũng đặt suất ăn như cơm của học sinh, để tạo sự yên tâm cho phụ huynh. Nếu nhà trường ậm ờ việc này thì chỉ tăng thêm sự hoang mang, hồ nghi cho phụ huynh. Do đó, giáo viên, nhà trường cầu thị tiếp thu và khắc phục các hạn chế, tồn tại (nếu có), chứ không nên đổ lỗi, vì đó là thái độ thiếu trách nhiệm và chính nó cũng làm mất lòng tin của phụ huynh.

Th năm, cả phụ huynh, giáo viên, nhà trường đều trong tâm trạng muốn phát biểu, muốn nghe, muốn chia sẻ. Chỉ qua con đường trao đổi, đối thoại, chia sẻ thì đôi bên mới bộc lộ điều mình muốn nói, điều mình muốn chia sẻ, điều mà phía bên kia cần biết, cần thực hiện. Không phải một cuộc họp không có ý kiến là cuộc họp đồng thuận cao mà có thể là do nhiều người ngại có ý kiến, không muốn có ý kiến, không thèm có ý kiến. Khi ấy, những vấn đề đôi bên quan tâm hoặc bức xúc không có dịp được mổ xẻ, trao đổi và cũng vì thế sẽ khó được xử lý, giải quyết thấu đáo. Do đó, trong các cuộc họp phụ huynh ở lớp hoặc họp đại diện phụ huynh của trường, người chủ trì cần tạo không khí cởi mở, dân chủ, thẳng thắn và tạo điều kiện để phụ huynh phát biểu. Có như vậy, nhà trường mới nắm bắt được nhiều vấn đề phụ huynh quan tâm, nhiều sự việc phụ huynh có bức xúc và kể cả nhận được những ý kiến đề xuất thiết thực.

Tóm lại, phải tuyệt đối tránh tâm lý họp phụ huynh là để bàn chuyện đóng tiền, mà đó phải là cuộc trao đổi cởi mở, chân tình về việc dạy và học trong nhà trường. Bởi khi có thông tin hai chiều cũng như sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau thì việc phối hợp để giáo dục trẻ mới thực sự đạt kết quả tích cực. Vì vậy nhà trường đừng tổ chức các buổi họp cho có, mang tính hình thức mà nên xem đây là cơ hội để đôi bên tìm được tiếng nói chung về nhiều vấn đề, từ đó để có thể có những giải pháp, những định hướng giáo dục phù hợp cho trẻ.

Trúc Giang

Bình luận (0)