Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tết cả – Tết ta đều là Tết Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Đi vi ngưi Vit Nam, năm mi, còn gi là Tết Nguyên đán, Tết c, Tết ta, Tết âm lch, Tết c truyn, hay ch đơn gin mt t Tết. Có th nói, ch Tết đã tr nên thân thuc, hin hu t trong nhng câu ca dao, tc ng, dân ca mc mc đến nhng bài din văn trang trng, t nhng câu chuyn thưng ngày đến li khn trưc bàn th linh thiêng.


Ngày Tết đoàn viên ca gia đình Vit. Ảnh: IT

T Tết đến Tết Nguyên đán

Truy nguyên về nguồn gốc chữ Tết, được giải thích xuất phát từ chữ Tiết trong lớp từ Hán – Việt. Theo ngôn ngữ Hán, “tiết” có nhiều nghĩa: Đoạn, khúc, đốt (đoạn tre, khúc tre, đốt tre). Nghĩa gốc của từ “tiết” là “mấu tre” (vì thế, khi viết chữ này, người ta phải viết bộ trúc). Rồi nó dần chuyển nghĩa, chỉ sự tiếp nối giữa hai dóng cây, hai khúc, hai đoạn vật thể (tương đương với “đầu mặt”, “khớp”, “khuỷu”… trong tiếng Việt). Từ nghĩa này, nó tiếp tục mở rộng để chỉ thời điểm tiếp xúc giữa hai khoảng thời gian phân chia theo thiên văn – khí tượng trong năm, ví như một năm chia là 24 tiết. Sau đó chuyển thành nghĩa “ngày lễ, dịp cúng lễ, vui mừng”.

Phần lớn tiếng Hán có phiên âm iê khi sang tiếng Việt biến thành ê hoặc âm: Thiên -> Thêm, Biên -> Bên, Lượng -> Lạng, Chiết -> Chết… Tiết -> Tết. Ngoài nghĩa các ngày Tết trong tiếng Việt, Tết còn chỉ một dịp đặc biệt, duy nhất đầu năm như thường nói: ăn Tết, chúc Tết, chơi Tết… Như vậy, từ danh từ chung chỉ lễ hội, giờ nó trở thành danh từ riêng (viết hoa) để chỉ về cái Tết lớn nhất trong năm, mà người Việt gọi là Tết cả hoặc Tết Nguyên đán.

Nguyên đán là từ Hán – Việt, căn cứ trong Kinh Thư, thiên Nghiêu Điển có chép: “… Chia ra, sai Hy Trọng đóng ở Ngung Di gọi là Hang Sáng; kính đón mặt trời mọc; sắp đều các việc rồi khởi lấy phía mặt trời mọc làm phương Đông”. Lúc này “ngày ngang” (tức ngày và đêm bằng nhau); lấy lúc sao Điểu vào chập tối ngang đỉnh đầu định tháng giữa Xuân. Tương tự ý nghĩa trên, cổ nhân khai sinh ra hai chữ “Nguyên đán” (元旦): Chữ “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai. Chữ “Đán”  là buổi sáng sớm”. Lấy ngay đầu tiên là ngày mùng một và buổi sáng sớm của ngày đó thành một cụm từ: Nguyên Đán”. Bởi theo lẽ tự nhiên và mang tính quy luật cả năm tháng mà con người tin rằng, những gì tốt đẹp nhất được làm vào ngày khởi đầu của một năm bao giờ cũng đem lại sự may mắn, thành đạt cho mỗi số phận của một con người, trong cả cái năm mới đó.

Tết c – Tết ta và Tết Vit

Nhưng có lẽ, sâu sắc hơn, tinh tế hơn, bản sắc hơn đó là từ Tết cả, để chỉ một cái Tết lớn nhất, ý nghĩa nhất, quan trọng nhất, hàng đầu. Với tên gọi này để phân biệt với những Tết nhỏ khác, không to bằng, không quan trọng bằng Tết cả. Chỉ có gọi như thế mới nói hết tầm vóc và chiều sâu tâm hồn của nếp nghĩ, nếp sống truyền thống. Giá trị đó, ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi người, trong gia đình và cả cộng đồng mà ta có thể gọi chung là một giá trị tâm linh của văn hóa gia đình Việt Nam. Nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã viết: “Tết của Việt Nam trước hết là tiếng gọi mênh mông của tất cả những người con của nước Nam, trong dịp đổi mới của toàn bộ đất trời và của muôn vật, gào lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của mình”.


Mâm cơm ngày Tết Nguyên đán

Ngoài thuật ngữ Tết cả, theo thời gian, trong quá trình giao lưu, hội nhập với các quốc gia khác, người Việt còn tinh tế và sâu sắc khi xuất hiện từ “Tết ta”, cũng để chỉ cái Tết lớn nhất trong năm. Thuật ngữ Tết ta, phản ánh một nét riêng có của dân tộc, một sự tự khẳng định về mình trong mối tương quan với các nước. Tết ta được đặt trong mối quan hệ quy chiếu giữa Tết ta – Tết Tàu (Trung Hoa), Tết ta – Tết Tây để phân biệt Tết theo âm lịch của Trung Hoa và Tết theo dương lịch của phương Tây. Chỉ một từ ta, nhưng phản ánh được ý thức cội nguồn và bản sắc của dân tộc mình, hiển lộ được tiến trình lịch sử văn hóa của dân tộc. Ở đó, Tết cả đại diện cho lớp văn hóa bản địa, Tết Nguyên đán biểu hiện cho sự giao lưu với văn hóa Trung Hoa và Tết ta, ghi nhận cho quá trình giao lưu với văn hóa phương Tây (để phân biệt với Tết Tây). Như vậy, Tết cả, Tết ta, chính là Tết Việt.

Theo đó, Tết Việt là thời điểm thiêng liêng,“điểm nút cắt đoạn cái liên tục của thời gian”, cầm trịch cho nhịp điệu sinh hoạt của con người và vạn vật. Nó vừa là ngày hội mùa xuân tưng bừng giữa đất trời bao la đang rạo rực sống mới, vừa là nghi lễ tâm linh thiêng liêng để duy trì đạo lý bền vững của nòi giống Lạc Hồng. Đây là dịp cộng cảm của con người và vạn vật, cộng cảm giữa người sống và người chết, cộng cảm giữa cá nhân với gia đình, gia tộc, xóm thôn, làng nước…

Mặt khác, Tết Việt là Tết của gia đình, Tết của đại đoàn viên. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến dù đang ở đâu làm gì… hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. Chiều 30 Tết, nhà nhà làm lễ cúng “rước” gia tiên và gia thần, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Trong 3 ngày Tết, diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất, cuộc gặp gỡ giữa các gia thần: Tiên sư hay nghệ sư – vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ Công – thần giữ đất nơi mình đang ở và Táo quân – thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà. Thứ hai, là cuộc gặp gỡ tổ tiên ông bà, những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba, là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Do đó, Tết Việt là lối sống, thế ứng xử giao tiếp xã hội: “Mồng một thì ở nhà cha/ mùng hai nhà mẹ, mùng ba nhà thầy”. Đó là đạo đức hiếu lễ, đạo đức “tôn sư” của dân tộc. Tết Việt còn là một đại tiệc lớn của dân tộc, là sự trình diễn ẩm thực độc đáo, với nhiều món ăn phong phú, hội tụ khắp bốn phương, đa thanh sắc: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Tết Việt chính là giá trị nhân văn, là không gian lắng đọng, trầm tư, hàn gắn những hiềm khích, lưu lại những kỷ niệm, ký ức, chuyển giao những giá trị văn hóa cho người trẻ. Nó bộc lộ lòng nhân ái với đồng loại, đạo lý uống nước nhớ nguồn được khơi dậy với tinh thần cộng đồng sâu sắc, có tác dụng như mối dây liên kết bền vững giữa mỗi gia đình và kỷ cương xã hội… Do vậy, bỏ Tết Việt là bỏ mất một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.

Nhà nghiên cu Nguyn Hiếu Trung

Bình luận (0)