Việc huy động vốn tư nhân trong lĩnh vực bất động sản toàn cầu đã sụt giảm do các ngân hàng trung ương tăng lãi suất, làm giảm nhu cầu của giới đầu tư.
Báo cáo cho thấy các quỹ đầu tư tập trung vào bất động sản ở Bắc Mỹ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số vốn huy động được nói trên, song cũng giảm còn 70% từ mức 81% của quý trước đó.
Đáng chú ý, thị phần vốn đầu tư vào bất động sản ở châu Á – Thái Bình Dương tăng lên 24%. Preqin cho biết Nhật Bản, nơi chi phí đi vay vẫn ở mức thấp, đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tình trạng ảm đạm hơn ở Trung Quốc. Theo cuộc khảo sát của Công ty Nghiên cứu bất động sản độc lập China Index Academy (Trung Quốc), số bất động sản bị tịch thu ở nước này đã tăng 32,3% trong 9 tháng đầu năm khi các chủ sở hữu nhà chật vật vì nợ nần.
Công trường xây dựng tòa nhà Elbtower ở Hamburg – Đức hôm 2-11. Ảnh: Reuters
Trong khi bất động sản Trung Quốc sa lầy, một số nhà đầu tư dịch chuyển vốn sang Ấn Độ. Tuy nhiên, việc giá đất tăng cao khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ nhanh hơn Trung Quốc cũng là một rủi ro, bởi có thể làm giảm tỉ suất lợi nhuận của các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của họ.
Chỉ ra điểm khác biệt trong lĩnh vực bất động sản giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông Xavier Jean nhận định triển vọng dài hạn của Việt Nam tích cực hơn khi dân số trẻ hơn và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng.
Trao đổi với Reuters, ông nói thêm Việt Nam có tình trạng dư cung và đầu cơ ít nghiêm trọng hơn Trung Quốc trong khi đóng góp của bất động sản vào GDP cả nước cũng thấp hơn Trung Quốc.
Nhìn chung, ông Henry Lam, Phó Chủ tịch của Công ty Preqin, nhận định: "Trong một hoặc 2 quý tới, tâm lý đầu tư vào bất động sản vẫn trầm lắng. Việc huy động vốn và thực hiện giao dịch toàn cầu ở mức thấp".
Theo Xuân Mai/NLĐO
Bình luận (0)