Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Các khu công nghiệp ở Đà Nẵng: Từng bước phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Sau khi làn sóng dch Covid-19 ln th 4 đưc khng chế và đy lùi, các doanh nghip ti khu công nghip đóng trên đa bàn TP.Đà Nng đã bt đu quay tr li hot đng và đy nhanh tiến đ sn xut…


Công nhân Công ty TNHH MTV H thng & Cáp đin Bumhan sn xut sau dch

N lc phc hi sn xut

Ông Phạm Trường Sơn – Trưởng ban Quản lý các Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp (Khu CNC & KCN) Đà Nẵng – cho biết, trong khoảng thời gian 3 tuần thực hiện cách ly xã hội trong tháng 8 và đầu tháng 9-2021, các nhà máy sản xuất công nghiệp phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” với tối đa 30% số lượng lao động. Cụ thể có 179 dự án hoạt động với tổng số 15.075 lao động, giá trị sản phẩm công nghiệp theo đó chỉ đạt 14-30%, công suất hoạt động chỉ đạt 15-30% so với điều kiện bình thường khi chưa có dịch.

Để kịp hồi phục kinh tế, ngay sau đỉnh dịch Covid-19 lần thứ 4, xảy ra từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 10, các doanh nghiệp trên địa bàn TP đã khẩn trương trở lại khôi phục sản xuất.

Là doanh nghiệp Nhật Bản chuyên sản xuất gia công khung gỗ, hàng gia dụng, ông Seiryu Daie – Giám đốc Kỹ thuật, Công ty HOSO Việt Nam – cho biết: “So với trước khi có dịch bệnh, đơn hàng đã giảm xuống 8%. Từ tháng 7, đơn hàng của chúng tôi đã bắt đầu tăng thêm. Tuy nhiên sau đó Đà Nẵng giãn cách khiến khâu sản xuất bị gián đoạn. Hiện nay chúng tôi đang cố gắng đưa tình hình sản xuất phục hồi lại như trước dịch. Công tác vận chuyển đã trở lại với 2 container/tuần, phấn đấu mức sản xuất tương đương năm  2020”.

Theo ông Seiryu Daie, tuy TP.Đà Nẵng đã mở cửa nhưng các nhà cung cấp nguyên liệu ở phía Nam vẫn chưa được hoạt động bình thường, nguyên vật liệu hiện đang bị giao chậm, chi phí tăng lên nên doanh nghiệp vẫn gặp một số khó khăn. Mặt khác, vấn đề tuyển dụng nhân viên sau dịch cũng khiến doanh nghiệp đau đầu.

“Hiện tại lao động từ các tỉnh, thành khác đến Đà Nẵng để xin việc không nhiều, trong khi đó lao động đi về quê trong thời gian giãn cách vẫn chưa quay lại làm việc. Công ty đang có kế hoạch mở rộng thêm dây chuyền sản xuất nên việc khẩn cấp hiện tại là tìm người nhưng rất khó khăn. Tôi hy vọng thông qua các đơn vị đào tạo nghề hay đoàn thể lao động, có thể tạo sự kết nối với công ty để giúp cho chúng tôi tìm kiếm được người lao động”, ông Seiryu Daie – chia sẻ.

Bà Dương Thị Thu Vân – Tổng quản lý Công ty TNHH MTV Hệ thống & Cáp điện Bumhan (KCN Hòa Khánh, TP.Đà Nẵng) – cũng cho biết, trong thời gian Đà Nẵng thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”, toàn bộ công nhân của công ty phải nghỉ, công ty dừng hoạt động. Ước tính dịch bệnh đã khiến doanh thu của đơn vị sụt giảm 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Ngay sau khi Đà Nẵng mở cửa lại, các đại lý, nhà phân phối tại TP.HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng đã kết nối và chúng tôi đã cung cấp báo giá. Hiện chúng tôi đã đẩy mạnh hoàn thiện các đơn hàng đang dang dở cho phía đối tác. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, sắp tới chúng tôi sẽ tính đến xúc tiến xuất khẩu sang Hàn Quốc”, bà Vân nói.

Đơn gin hóa th tc hành chính

Dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP.Đà Nẵng bị ảnh hưởng lớn. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp lũy kế 9 tháng đầu năm của Đà Nẵng giảm khoảng 1,2% so với cùng kỳ 2020.

Đến nay, mặc dù Đà Nẵng đã mở cửa trở lại, việc lưu thông hàng hóa cũng đã dần được khắc phục. Tuy nhiên để phòng chống dịch, công dân khi tham gia các hoạt động phải tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin phòng Covid-19 sau 14 ngày. Theo thống kê, tại các KCN, tỷ lệ người lao động được tiêm ít nhất 1 mũi là hơn 80%. Do đó, các doanh nghiệp tuy đã quay lại sản xuất nhưng chưa đạt được công suất hoạt động tối đa.

Nhằm thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp, ông Phạm Trường Sơn cho biết, Ban quản lý các Khu CNC & KCN Đà Nẵng tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh lưu thông và tiêu thụ hàng hóa; giải quyết về tiêm vắc-xin, đi lại và xét nghiệm cho người lao động; đơn giản hóa thủ tục và đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giảm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch.

Theo đó, tiếp tục cải cách tối đa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai các hoạt động xây dựng, mở rộng nhà xưởng nhằm đưa các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sớm đi vào hoạt động để phục hồi và phát triển sản xuất; đơn giản hóa thủ tục hành chính cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào doanh nghiệp, đặc biệt đơn giản hóa tối đa thủ tục nhập cảnh cho các đối tượng đã được cấp giấy phép lao động. Về chính sách hỗ trợ người lao động, đơn giản hóa về thủ tục nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

“Ban quản lý đã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực hiện tiêm vắc-xin cho người lao động trong các KCN. Tính đến cuối tháng 9, tổng số lao động tại các KCN đã được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin là 57.173 người, chiếm tỷ lệ 80% tổng số lao động. Mục tiêu thực hiện trong thời gian tới là cố gắng đạt tỷ lệ tiêm chủng 100% mũi 1, và sớm đẩy mạnh tiêm mũi 2 để tạo điều kiện cho lao động cũng như doanh nghiệp phục hồi hoạt động”, ông Sơn cho biết thêm.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)