Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Khi lịch học ưu tiên… giảng viên

Tạp Chí Giáo Dục

Đ sinh viên tiếp thu kiến thc có hiu qu, vic sp xếp thi khóa biu cũng cn đưc quan tâm đúng mc. Tuy vy, trong thc tế, mt s cơ s đào to, lch hc li chính là nguyên nhân nh hưng đến cht lưng dy và hc.


Theo tác gi, do ging viên làm vic không có nguyên tc nên nhiu sinh viên có cá tính mnh cũng phát sinh thái đ không tôn trng ngưc li (nh minh ha)

Hc ba ngày… xong mt môn

Không như ở bậc phổ thông, thời khóa biểu ở bậc cao đẳng, đại học được sắp xếp linh hoạt và đa dạng hơn. Lịch học này được phòng đào tạo nhà trường điều phối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như học phần đại cương hay học phần chuyên ngành, chuyên ngành đào tạo theo hướng học thuật hay ứng dụng, học phần lý thuyết hay thực hành, học phần tại trường hay học phần doanh nghiệp… Tuy vậy, cũng có khi lịch học được sắp xếp theo hướng ưu tiên cho… giảng viên. Trong khi các trường đều hô hào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy sinh viên làm trung tâm, nhưng thực tế vẫn có cơ sở đào tạo lấy thời gian làm việc của giảng viên làm cơ sở để sắp xếp thời khóa biểu học tập. Chẳng hạn như, thay vì lịch học mỗi tuần một buổi, thì với lý do giảng viên phụ trách môn học cuối tháng kẹt chương trình dự hội thảo ở tỉnh xa nên dồn hết sáu buổi học của học phần vào giảng dạy trong một tuần duy nhất. Thế là từ thứ hai đến thứ sáu, sinh viên bị nhồi nhét kiến thức của một học phần mà lý ra các em phải được học trong vòng một tháng rưỡi. Thậm chí, có khi sinh viên phải học liên tục một ngày… hai buổi. Như vậy, trong vòng ba ngày là kết thúc môn học hai tín chỉ.

Thiết nghĩ, bên cnh vic quan tâm đúng mc đến hiu qu hc tp ca sinh viên thông qua công tác sp xếp thi gian biu, các cơ s đào to cn tăng cưng hơn na vic qun lý thc hin ging dy ca ging viên v mt gi gic. Có như thế mi có th to ra cht lưng dy và hc.

Chưa kịp “tiêu hóa” kiến thức của buổi học trước, vào buổi học sau, sinh viên đã phải tiếp tục tiếp nhận một lượng lớn các kiến thức mới mà có trường hợp, muốn nắm được kiến thức mới phải thật sự hiểu rõ, nhuần nhuyễn về kiến thức cũ. Nhưng làm sao có thể nhuần nhuyễn khi không có thời gian thẩm thấu, nghiên cứu (?!) Tình trạng này khiến cho sinh viên bị hụt kiến thức, tạo lỗ hổng trong quá trình tiếp nhận. Đến buổi ba, buổi bốn, nhiều sinh viên tỏ ra đuối, không theo kịp tiến độ bài học. Điều này không những nảy sinh tâm lý ức chế mà còn tạo ra tâm lý phản kháng trong việc học của sinh viên. Việc học dồn buổi cũng khiến cho các hoạt động học tập như thuyết trình nhóm, bài tập về nhà của từng buổi không thể thực hiện (vì không kịp thời gian để sinh viên chuẩn bị). Rõ ràng, việc dạy và học đã không được tiến hành một cách “sòng phẳng” với cả người dạy và người học. Vì thế, chất lượng dạy và học không được hiệu quả như mong muốn.

Tùy ý bt ng thay đi gi

Ngược lại với tình trạng dồn buổi học là việc dời buổi học tiếp theo quá xa với buổi học trước. Cũng với lý do giảng viên bận dự hội thảo, bận tập huấn ở tỉnh xa, bận công tác đột xuất…, có khi chỉ mới học được một, hai buổi, sinh viên phải chờ một tháng, hai tháng sau mới có thể tiếp tục môn học. Đôi lúc, giảng viên cũ không trở về để dạy kịp tiến độ thi cuối học kỳ thì khoa, bộ môn sẽ đổi giảng viên khác dạy tiếp tục! Một thực trạng khác cũng diễn ra khá phổ biến là giảng viên tùy ý đổi giờ dạy học. Chẳng hạn như thời khóa biểu học từ 13 giờ 15 đến 16 giờ 45 nhưng giảng viên vào lớp trễ, buổi học bắt đầu từ 14 giờ và kết thúc muộn hơn vào lúc 17 giờ 30 (hoặc có khi trễ hơn). Sự thay đổi bất ngờ này ảnh hưởng đến sinh hoạt của sinh viên. Ví dụ như sinh viên vô đúng giờ học nhưng vẫn phải chờ đợi giảng viên. Tan lớp không đúng với giờ giấc như kế hoạch thời khóa biểu nên sinh viên nếu muốn nghe trọn vẹn bài giảng, đành phải bị trễ giờ đi làm thêm, bị hụt tuyến xe buýt phải đi xe ôm (tốn kinh phí di chuyển hơn)… Ngoài những hệ lụy về mặt thời gian, việc giảng viên tùy nghi thay đổi giờ dạy học thuận theo giờ giấc của bản thân mà không thông báo trước cũng khiến cho sinh viên có cảm giác không được tôn trọng. Giảng viên không tôn trọng thời gian chung của tập thể lớp, làm việc không có nguyên tắc nên nhiều sinh viên có cá tính mạnh cũng phát sinh thái độ không tôn trọng ngược lại. Điều này vô tình tạo ra những cảm xúc tiêu cực không đáng có trong mối quan hệ thầy – trò.

Thiết nghĩ, bên cạnh việc quan tâm đúng mức đến hiệu quả học tập của sinh viên thông qua công tác sắp xếp thời gian biểu, các cơ sở đào tạo cần tăng cường hơn nữa việc quản lý thực hiện giảng dạy của giảng viên về mặt giờ giấc. Có như thế mới có thể tạo ra chất lượng dạy và học.

Trn Xuân Tiến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)