Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tạo ra môi trường cho HS sáng tạo

Tạp Chí Giáo Dục

Làm thế nào đ các trưng ph thông xây dng phong trào nghiên cu khoa hc (NCKH) và gt hái đưc “trái ngt” (Giáo dc TP.HCM ngày 10-10 đã đăng bài: “Thi la” đam mê cho hc sinh – PV). Xung quanh câu chuyn này, ông Trn Đc S (Phó Giám đc Trung tâm Phát trin Khoa hc và Công ngh Tr TP.HCM) đã có nhng chia s đy thiết thc.

Ông Trn Đc S

Ông Sự cho rằng sáng tạo là một phần của NCKH, là tiền đề của NCKH. Để NCKH đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Tuy nhiên, đối với bậc phổ thông, học sinh mới dừng lại ở sự sáng tạo là chủ yếu, chỉ một phần nhỏ những đề tài được xem là NCKH đúng nghĩa. Bởi NCKH là cả một quá trình dài, có sự đầu tư lớn về thời gian, công sức cũng như trình độ, hiểu biết nhất định của người nghiên cứu về vấn đề nào đó.

Do vậy, theo ông Sự, ở bậc tiểu học và THCS, các thầy cô giáo đừng nghĩ những điều gì cao xa cho học sinh mà chỉ nên hướng dẫn, khuyến khích các em tìm tòi, sáng tạo. “Trong những cuộc thi sáng tạo trẻ, sản phẩm mà chúng tôi nhận được nhiều thường là mô hình lọc nước. Tuy nhiên, đây chỉ là mô hình học tập, không phải là sáng tạo. Các thầy cô giáo cũng đang có sự nhầm lẫn. Sáng tạo không phải là điều gì đó ghê gớm, chỉ đơn giản thôi xuất phát từ những điều xung quanh, giúp các em thay đổi ngay những gì thiết thực nhất xung quanh cuộc sống các em. Ví dụ, học sinh Iran chế tạo muỗng múc sữa để sữa không dính vào tay mỗi lần múc hay học sinh Đài Loan gắn thêm đèn led vào chìa khóa để dễ dàng tìm kiếm trong ban đêm… Đơn giản nhưng đấy được gọi là sáng tạo và được đánh giá cao”, ông Sự phân tích. Đối với bậc THPT, để khuyến khích học sinh NCKH, theo ông Sự, các trường cần phải tạo ra được môi trường sáng tạo để khơi lên đam mê khoa học cho các em. “Tổ chức các cuộc thi, diễn đàn về ý tưởng, từ đó sàng lọc ra các ý tưởng thiết thực, hỗ trợ các ý tưởng đó thành đề tài NCKH. Hay đơn giản là lồng ghép vào các môn học, làm các dự án khoa học nhỏ để tạo cho học sinh thói quen tìm tòi, nghiên cứu. NCKH có rất nhiều lĩnh vực, nhưng quan trọng nhất của NCKH là phải để học sinh thích cái gì làm cái đó, bởi chỉ khi thích các em mới theo được”, ông Sự cho hay.

Để tạo phong trào NCKH trong học sinh, theo ông Sự, các trường nên thành lập các CLB đổi mới sáng tạo trong nhà trường; xây dựng riêng một quỹ để hỗ trợ các hoạt động NCKH cho học sinh; mời các chuyên gia về đổi mới sáng tạo hay cựu học sinh thành đạt đến chia sẻ với các em… “Nếu triển khai đồng bộ thì phong trào NCKH trong nhà trường sẽ được đẩy mạnh và đạt kết quả cao. Điều mà các thầy cô giáo nên làm là tạo ra môi trường cho học sinh sáng tạo, để các em nói lên ý tưởng của mình. Hãy để học sinh làm từ chính ý tưởng của các em. Thầy cô giáo đừng tham gia quá sâu”, ông Sự nhấn mạnh.

Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)