Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hội chứng tự tổn thương ở tuổi dậy thì: Ứng phó cách nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiu nguyên nhân dn đến tr tui dy thì t tn thương làm đau bn thân. Ngoài nguyên nhân v bnh lý thì nguyên nhân s biến đi v mt tâm lý la tui, s tác đng ca gia đình và xã hi thưng nh hưng trc tiếp, ch yếu gây cho tr nhng c chế. Và mun gii thoát nhưng do bế tc tr đã chn cách t tn thương – hin tưng đó gây ra hi chng t tn thương tui dy thì.

Có không ít trường hợp trẻ vị thành niên vì cảm thấy cô đơn, bất lực đã dùng dao lam tự cứa vào tay, dùng tàn thuốc gây nên những vết bỏng, tự bứt tóc cho đến khi thấy rõ một mảng lưa thưa trên đầu…

Các em sống trong gia đình không được ba mẹ quan tâm, chăm sóc đầy đủ, nhất là trong những gia đình có bầu không khí tâm lý căng thẳng như ba hoặc mẹ nghiện rượu, nghiện hút thì trẻ có xu hướng hình thành những hành vi tự gây tổn thương bản thân để che đậy nỗi đau tinh thần.

Một số trẻ do ba mẹ nuông chiều quá mức, muốn gì được nấy, rồi dẫn đến hình thành tính nhu nhược, hội chứng “bám người lớn” để được thỏa mãn. Vì vậy nếu người lớn chưa đáp ứng chưa kịp thời cũng nảy sinh hành vi tự làm tổn thương bản thân để gây sự chú ý của mọi người. Phụ huynh đừng thỏa mãn những đòi hỏi của trẻ trong khi trẻ đang có hành vi tự làm tổn thương. Trẻ sẽ dùng hành vi này như là một cách thu hút sự quan tâm của bạn đối với trẻ sau này.

Hành vi tự gây tổn thương để chống đối ở trẻ vị thành niên chủ yếu xuất phát do nguyên nhân về mặt tâm lý. Ở lứa tuổi dậy thì các em đang phát triển mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm lý. Tuy nhiên, do sự “khủng hoảng” ở lứa tuổi dậy thì nên về mặt xã hội các em còn non kém, khả năng điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc hạn chế. Do đó, phụ huynh cần:

Gần gũi trẻ hơn: Trước hết các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên tiếp xúc với các em hơn nữa, trao đổi chân thành như những người bạn, tế nhị chỉ dẫn cho trẻ những biểu hiện mới lạ của cơ thể để các em khỏi bỡ ngỡ, quen dần và tự hào vì mình sắp trưởng thành. Vì vậy, người  lớn cần thay đổi cách đối xử với trẻ, lấy những ví dụ điển hình để giáo dục cho trẻ nhận rõ về hội chứng tự tổn thương, nên cho các em hiểu rõ hơn vấn đề này, tốt hơn là để phòng trước khi chống.

Tôn trọng và phát huy tính độc lập của trẻ: Hãy tạo điều kiện để phát huy tính tự lập, làm chủ của trẻ bằng cách giao cho các em những nhiệm vụ vừa sức, khuyến khích các em tự quyết định những việc làm phù hợp với lứa tuổi như lựa chọn tài liệu tham khảo, mua sắm áo quần hay đồ dùng cá nhân. Tạo điều kiện để trẻ tham gia bàn bạc những việc lớn trong gia đình để khẳng định mình.

Định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi trẻ kịp thời: Đối với những hành vi tự tổn thương của trẻ, người lớn phải nhẹ nhàng nhắc nhở, khéo léo tâm sự riêng để các em vừa thấy được tôn trọng, vừa nhận ra được lỗi của bản thân. Ba mẹ không nên nhắc đi, nhắc lại nhiều lần hành vi sai trái trẻ mắc phải trước đó. Cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ, những nội dung sinh hoạt xã hội lành mạnh ở địa phương. Gia đình phối hợp với nhà trường để kiểm soát trẻ kịp thời. Cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho trẻ học một số khóa rèn kỹ năng để trẻ nhận thấy được giá trị, ý nghĩa và mặt tốt đẹp của cuộc sống. Chỉ có một đời sống tinh thần thoải mái, một tư duy mới, một trạng thái xúc cảm, tính cực và có những kỹ năng làm chủ cuộc sống thì trẻ sẽ vượt qua được những hành vi tự làm đau bản thân.

Nguyn Văn Công
(Ging viên tâm lý)

 

Bình luận (0)