Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2022: Nữ học ngành liên quan đến kỹ thuật được giảm học phí

Tạp Chí Giáo Dục

Ti sao có s phân chia chương trình đào to (chương trình đi trà, chương trình cht lưng cao, chương trình liên kết quc tế…). Các chương trình này khác nhau như thế nào?… Đó là băn khoăn ca hc sinh Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong (TP.HCM) trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 14 năm hc 2021-2022 din ra mi đây.


Chuyên gia gi
i đáp thc mc cho hc sinh Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, cùng sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố.

Phi hiu rõ tng chương trình đào to

Trước sự đa dạng của nhiều chương trình đào tạo, các em học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong vô cùng lo lắng vì không biết giữa các chương trình khác nhau như thế nào. “Em muốn học ngành khoa học máy tính, nghe nói ngành này có chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao. Vậy hai chương trình này khác nhau như thế nào?”, một học sinh nam hỏi. Ông Nguyễn Nhật Tài (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho biết, hiện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có các chương trình đào tạo: Chương trình đại trà, chương trình chất lượng cao và chương trình tiên tiến. Trong đó, chương trình đại trà là chương trình đào tạo bình thường, số lượng sinh viên trong một lớp đông nhưng học phí lại thấp. Còn chương trình chất lượng cao đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, sinh viên học chương trình này đa phần có học lực khá, giỏi. Trong khi đó, chương trình tiên tiến được nhà trường phối hợp với các trường ở nước ngoài để đào tạo sinh viên có mong muốn tiếp cận với môi trường giáo dục quốc tế hoặc mong muốn đi du học ở nước ngoài. “Những năm gần đây, ngành khoa học máy tính là hướng đi tốt cho sinh viên. Tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ngành khoa học máy tính có điểm chuẩn cao, khi trúng tuyển sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức vững vàng, giúp các em đủ hành trang để bước ra thị trường lao động”, ông Nguyễn Nhật Tài khẳng định.

Tiếp theo, một học sinh nữ băn khoăn: “Với ngành ngôn ngữ Anh, học chương trình liên kết quốc tế khác gì chương trình thường?”. Để học sinh hiểu rõ hơn, ông Huỳnh Trọng Nghĩa (Trung tâm đào tạo quốc tế Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) thông tin, sinh viên học ngành ngôn ngữ Anh với chương trình liên kết quốc tế là chương trình 2+2, nghĩa là các em sẽ học 2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại trường đối tác ở Hoa Kỳ. Trong 2 năm đầu, sinh viên được học kiến thức đại cương để lựa chọn chuyên ngành. Hai năm tiếp theo các em học kiến thức chuyên ngành. Với chương trình này, khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận bằng do trường đối tác cấp và tấm bằng này có giá trị quốc tế. Trong khi đó, chương trình thường là chương trình đào tạo hoàn toàn tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, không được chuyển tiếp sang nước ngoài. Với chương trình này, sinh viên học ngành ngôn ngữ Anh sẽ nhận bằng cử nhân do trường cấp.

Không phân bit nam – n

Bên cạnh chương trình đào tạo, các em học sinh trong trường còn lo lắng về việc lựa chọn ngành nghề. Một học sinh nữ bày tỏ: “Em có quan tâm đến ngành logistics và tự động hóa nhưng thấy hai ngành này được nhiều bạn nam theo học. Như vậy nữ theo học được không và có khó khăn gì?”. PGS.TS Nguyễn Minh Tâm (Trưởng khoa Điện – Điện tử Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cho biết, logistics và tự động hóa là hai ngành học cần thiết trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu như ngành tự động hóa liên vận hành, vận chuyển một cách tự động thì ngành logistics giúp quản lý, trông coi kho bãi để đảm bảo hàng hóa được đảm bảo chất lượng, xuất đi an toàn.

PGS.TS Nguyễn Minh Tâm cho rằng, ngày nay ngành logistics và tự động hóa hay những ngành nghề khác cũng vậy, đều không có sự phân biệt nam, nữ. Thật tế, có những ngành tưởng chừng chỉ phù hợp với nam nhưng khi nữ học lại có những lợi thế riêng. Thậm chí, những năm gần đây, các trường ĐH còn khuyến khích nữ học ngành liên quan đến kỹ thuật, xây dựng và có những ưu đãi riêng để có sự cân bằng giữ nam và nữ. “Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nữ học ngành liên quan đến kỹ thuật sẽ được giảm từ 25% đến 50% học phí. Bên cạnh đó, các em còn có cơ hội thực tập, kiến tập trong môi trường doanh nghiệp. Từ đó, nhiều em đã có được việc làm tốt ngay sau khi ra trường. Chính vì vậy, khi lựa chọn ngành nghề, các em không nên có suy nghĩ phù hợp hay không phù hợp, quan trọng là các em có thích, đam mê và quyết tâm theo đuổi đến cùng hay không”, PGS.TS Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.


Hc sinh Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong đt câu hi cho ban tư vn

Quan tâm đến ngành tâm lý học, một học sinh nam chia sẻ: “Em muốn tìm hiểu về con người và muốn giúp họ vượt qua vấn đề tâm lý. Vậy em có nên học ngành tâm lý không?”. TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) phân tích, muốn biết bản thân có phù hợp với ngành tâm lý học không, các em nên tập quan sát nhiều đối tượng khác nhau, từ ông bà, cha mẹ, anh chị em… để có sự trải nghiệm. Ngành tâm lý học có 2 chuyên ngành: Tâm lý học nhân sự và tham vấn trị liệu. “Khi lựa chọn ngành tâm lý, người học phải chịu áp lực cao trong công việc. Bởi đây là ngành học liên quan đến con người, phải luôn tiếp xúc với con người và lắng nghe người bệnh chia sẻ, giãi bày những vấn đề mà họ gặp phải. Có thể, khi còn trẻ, các em thấy những việc đó là bình thường nhưng khi làm một thời gian, lớn tuổi sẽ thấy khác. Vì vậy, khi lựa chọn ngành tâm lý học, các em nên cân nhắc để không mắc phải sai lầm”, TS. Phạm Tấn Hạ lưu ý.

Trong chương trình, học sinh còn bày tỏ sự quan tâm đến các ngành xây dựng, môi trường, kế toán, tài chính ngân hàng… Các chuyên gia đã lần lượt giải đáp, giúp các em có được những thông tin chính xác, khách quan để từ đó lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)