Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tiểu thương chợ truyền thống lao đao

Tạp Chí Giáo Dục

Vic mua bán các ch truyn thng đã tr li bình thưng, lưng khách mua hàng tăng hơn so vi trưc đây nhưng nhiu tiu thương li dán bng thông báo “sang sp” hoc “cho thuê sp”. Dù vy, nhưng vic tìm khách đ sang hoc cho thuê sp rt khó, khiến tiu thương lao đao.


Thông báo “sang sp” ti ch Tân Đnh

Tiu thương đi ngh

Rảo quanh nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi thấy rất nhiều sạp ở chợ treo bảng “sang sạp” hoặc “cho thuê sạp”.

Là ngôi chợ nổi tiếng, hút khách Việt lẫn khách Tây nhưng hiện tại chợ Bến Thành cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Đi sâu vào nhà lồng chợ, đặc biệt ở khu mua bán quần áo, phụ kiện, giày dép, nón có nhiều sạp đóng cửa suốt nhiều tháng liền trong khi một số sạp bên cạnh hoạt động cầm chừng.

Chị Tô Hoàng Thục Linh (tiểu thương sạp bán vải tại chợ Bến Thành cho biết), lượng khách đến mua vải ở thời điểm hiện tại giảm đi rất nhiều. “Doanh thu mỗi ngày chỉ đủ để trả thuế, phí và tiền nhân công, thậm chí có lúc lỗ. Trước đây, tôi có 3 sạp bây giờ còn chỉ 1 sạp tự tôi đứng ra bán. Việc mua bán ế ẩm đã khiến nhiều chủ sạp phải đổi nghề hoặc chuyển đi nơi khác mua bán. Đó chính là lý do khiến chợ thưa vắng, tiểu thương không còn mặn mà”, chị Linh chia sẻ.

Trong khi đó, chị Trần Kim Mai (chủ sạp đồ ăn tại đây), tâm sự, hiện doanh thu của chị rất thấp, hôm nào may mắn thì lãi được 300-400 trăm ngàn đồng, cần kiệm lắm chỉ đủ trang trải chứ không dư giả như trước đây. “Một tháng tôi phải trả 4 triệu đồng tiền thuế phí mặt bằng, phí giữ sạp, vệ sinh, điện, bảo vệ… Với các quầy có vị trí đẹp phía mặt tiền, cửa chợ thì rơi vào 6 triệu đồng. Trường hợp thuê lại sạp của người khác để kinh doanh có thể hơn 10 triệu, chưa kể tiền thuê nhân viên. Với việc mua bán ế như vậy nhiều lúc tôi cũng định sang sạp nhưng không biết làm nghề gì nên đành bám trụ. Nhiều chủ sạp ở đây chịu không nổi nên đành dán bảng “sang sạp” hoặc “cho thuê” đi làm việc khác”, chị Mai chia sẻ.

Chợ Tân Định cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nhiều sạp “đóng cửa then cài” vì mua bán không được. Các gian hàng bán thực phẩm hoạt động đỡ hơn, còn những gian hàng bán quần áo, thời trang hoạt động thưa thớt. Anh Ngô Tùng Văn (tiểu thương bán đồ gia vị) than thở: “Những sạp khuất tận trong chợ bán khó hơn những sạp ngoài mặt tiền. Kế bên tôi là sạp của người cô ruột nhưng bà đóng cửa nghỉ hơn 3 tháng nay và đang tìm người để sang lại sạp. Hiện bà đang làm lao công cho một công ty bất động sản, nghỉ buôn bán. Đây là tình hình chung. Không phải tôi và cô mà nhiều tiểu thương cũng đã tìm công việc khác mưu sinh, không còn buôn bán nữa vì ế ẩm”, anh Văn cho hay.


Chú Lê Thành Công ch vào 2 sp ca 2 ngưi em dán bng “cho thuê sp” t Tết đến nay

So với những ngôi chợ khác, số tiểu thương chợ Bình Tây hoạt động khởi sắc hơn. Tuy nhiên vẫn có những sạp thông báo “cho thuê” hoặc “sang sạp”, nhất là khu vực mua bán vải. Chú Lê Thành Công (tiểu thương cho biết), đối diện sạp của chú là sạp của hai người em gái. Do bán ế nên cho thuê sạp từ Tết đến nay. “Hai đứa em tôi theo nghề bán vải nhiều năm nay nhưng không chịu nổi chi phí thuê sạp trong khi việc mua bán không được, lỗ lã liên tục. Hiện hai em của tôi đã đổi nghề đi làm công nhân và bán vải dạng online”, chú Công cho hay.

Bà Nguyn Th Kim Ngc (Phó Giám đc S Công thương TP.HCM) cho biết: “Hin S Công Thương đang làm vic vi UBND các qun, huyn đ có các gii pháp phù hp cho ch truyn thng. Các ch truyn thng cn đy mnh các li thế như ngun gc hàng hóa, xut x rõ ràng, cht lưng, giá c đm bo đ hút khách”, bà Ngc nói.

Bên trong chợ Tân Bình, các hoạt động mua bán, đóng hàng diễn ra khá rôm rả. Tuy nhiên, cũng không ít quầy sạp đóng cửa, treo bảng sang sạp, nhiều bảng có từ năm ngoái đến nay. Chị Cao Mỹ Chi (chủ sạp có dán bảng cho thuê) cho biết, những sạp ở ngoài đường hoặc bên ngoài còn bán hàng được, chứ bên trong như của chị ngồi cả ngày chỉ vài ba khách nên tạm đóng cửa, bán qua mạng. “Nếu ai có nhu cầu và trả giá tốt, tôi sang sạp luôn cũng được”, chị Chi tâm sự.

Không ai thèm thuê hoc sang sp

Trong khi đó, tại các tầng kinh doanh bánh kẹo, quần áo, giày dép, quà lưu niệm… tại chợ An Đông số sạp đóng cửa nghỉ hoặc treo thông báo sang sạp, cho thuê sạp xuất hiện ngày càng nhiều.

Chị Hoàng Kim Yến (kinh doanh quần áo ở chợ An Đông) cho biết, chị có 4 sạp kinh doanh và để bảng cho thuê hoặc sang nhượng sạp cả năm nay nhưng vẫn chưa có ai hỏi. “Hiện tại tiểu thương nào cũng lo bị lỗ vốn nên rất nhiều người đã bỏ sạp, dán bảng thông báo cho thuê hoặc sang nhượng lại. Tôi cũng dán thông báo “sang sạp” nhiều tháng qua nhưng không ai hỏi”, chị Yến cho hay.


S lưng s ch truyn thng đóng ca nhiu hơn sp m bán

Việc nhiều tiểu thương chuyển từ mua bán trực tiếp sang trực tuyến là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chợ truyền thống TP.HCM thưa vắng tiểu thương.

Theo Ban Quản lý chợ An Đông, chợ có hơn 2.000 quầy sạp kinh doanh nhưng hiện có khoảng 800 quầy sạp tạm ngưng kinh doanh. Việc mua bán trực tiếp ế ẩm cùng với chi phí đủ thứ nên nên tiểu thương đã áp dụng hình thức kinh doanh online. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trước đây từng thuê quầy sạp tại chợ làm nơi trưng bày sản phẩm, bán cho khách du lịch hoặc các đối tác đến giao dịch, nay nhiều doanh nghiệp đã trả lại mặt bằng. Điều đó đã khiến nhiều sạp đóng cửa, hoạt động mua bán không sôi nổi.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc (Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM), dù hoạt động của TP.HCM đã trở lại bình thường nhưng các chợ truyền thống nổi tiếng như: An Đông, Bến Thành, Bà Chiểu… một thời nhộn nhịp kẻ mua, người bán thì hiện tại không khí rất đìu hiu. Nguyên nhân do thời gian qua dịch bệnh kéo dài, nhiều tiểu thương đã chuyển đổi từ hình thức kinh doanh trực tiếp sang trực tuyến. Ngoài ra, có một số lượng tiểu thương tại các chợ đã về quê để tránh dịch và chưa quay lại TP.HCM.

Thúy Kiu

Bình luận (0)