Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Kiểm tra học kỳ I: Học đến đâu, kiểm tra đến đó

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh dy hc trc tuyến kéo dài, vic kim tra hc k I năm hc 2021-2022 đưc ngành giáo dc TP.HCM thc hin nh nhàng, không gây áp lc, quá ti cho hc sinh.


K
 kim tra hc k I nhm mc đích đánh giá năng lc tiếp thu ca hc sinh trong quá trình hc trc tuyến

Đ va sc vi hc sinh

Theo kế hoạch, từ ngày 10 đến 22-1, học sinh trung học tại TP.HCM bước vào kỳ kiểm tra học kỳ I năm học 2021-2022. Trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến kéo dài, kỳ kiểm tra năm nay được các trường tổ chức hết sức nhẹ nhàng, vừa sức với học sinh. Đơn cử, tại Trường THPT Tenlơman (Q.1), kỳ kiểm tra học kỳ I được tổ chức theo hình thức tập trung với 9 môn thi tốt nghiệp THPT. Các môn khác sẽ kiểm tra linh động theo đơn vị lớp, tạo tâm thế thoải mái nhất cho học sinh. “Đề kiểm tra học kỳ I năm nay chủ yếu nhằm đánh giá năng lực tiếp thu của học sinh trong thời gian học trực tuyến. Do vậy, nhà trường quán triệt các tổ chuyên môn, giáo viên khi ra đề phải phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh chứ không phải phụ thuộc vào kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt. Đề nhẹ nhàng, kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận với 90% kiến thức là thông hiểu, nhận biết; chỉ 10% vận dụng, để tạo tinh thần phấn khởi cho học sinh khi trở lại trường”, cô Trần Thị Thơm (Phó Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ. Với gần 2% học sinh chưa tham gia học trực tiếp do đang là F0, phải cách ly, cô Thơm cho hay các em chưa thi trực tiếp đợt này mà nhà trường linh động cho các em thi trực tiếp trước ngày 28-2.

“Đ kim tra hc k I phi tuân th đúng nguyên tc “hc đến đâu, kim tra đến đó; hc gì kim tra đó”, tránh to thêm áp lc, nhi nhét kiến thc, gây quá ti cho hc sinh”, ông Lê Duy Tân (Trưng phòng Giáo dc Trung hc, S GD-ĐT TP.HCM) cho biết.

Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1) cho hay hiện nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng rằng học trực tuyến kéo dài nhưng kiểm tra trực tiếp sẽ gây áp lực kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, suy nghĩ này không đúng vì trên thực tế, kiểm tra bằng hình thức trực tiếp là theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT, song kiểm tra trực tiếp chỉ là hình thức để đảm bảo đánh giá học sinh một cách khách quan, công bằng nhất, còn kiến thức kiểm tra lại nằm trong kiến thức học trực tuyến, không có sự đánh đố. Tương tự, tại Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), nhằm tạo tâm lý thoải mái và đánh giá đúng năng lực học sinh khi học trực tuyến, kỳ kiểm tra được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, kiến thức bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh đã học trực tuyến. “Trừ một số bộ môn như âm nhạc, mỹ thuật được linh động kiểm tra tại lớp, các bộ môn khác kiểm tra theo hình thức tập trung. Tuy vậy, đề rất nhẹ nhàng, không đánh đố. Ngay trong quá trình ôn tập, các em cũng cảm thấy rất nhẹ nhàng, không áp lực”, lãnh đạo nhà trường cho biết.

Hc gì kim tra đó…

Theo ông Lê Duy Tân (Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM), đề kiểm tra học kỳ I phải tuân thủ đúng nguyên tắc “học đến đâu, kiểm tra đến đó; học gì kiểm tra đó”, tránh tạo thêm áp lực, nhồi nhét kiến thức, gây quá tải cho học sinh. Kiến thức trong đề kiểm tra nằm trong nội dung học sinh đã được học, cộng với thời gian đi học trực tiếp để nắm bắt trình độ tiếp thu của học sinh. Đề kiểm tra phải vừa sức, có độ “nhô” cần thiết để học sinh đạt được mức phấn đấu, kích thích được tính tích cực học tập của các em. Không quá khó để học sinh chán nản nhưng cũng không quá dễ khiến việc đánh giá không còn tác dụng. “Điều này chính mỗi thầy cô sẽ hiểu để đánh giá đúng đắn, chính xác nhất năng lực học tập của học sinh mình. Nhà trường phải phối hợp hai điều này lại để xây dựng ma trận đề có mức độ phù hợp với mức tiếp thu của học sinh, đảm bảo đánh giá học sinh đúng thực chất nhất”, ông Tân nói.

Lưu ý các trường khi thiết kế đề kiểm tra mở trong xu hướng đổi mới giáo dục, ông Tân nhấn mạnh, câu hỏi mở phải mang tính dẫn dắt, làm sao chỉ có thực học thì học sinh mới làm được. Đề mở để đánh giá được quá trình học của người học chứ không có nghĩa là cho các đề rộng, mênh mông, học sinh không biết đường làm bài. Cạnh đó, theo ông Tân, ngữ liệu đưa vào đề kiểm tra mở cần phải cân nhắc, phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đối với các ngữ liệu đang gây tranh cãi, giáo viên phải có sự dẫn dắt vấn đề phù hợp, hướng tới giúp học sinh nhận thức đúng vấn đề, tránh để các em tự phát. Câu hỏi dẫn dắt phải mang tính định hướng, không chiều theo sở thích của học sinh, khi đó đề mở sẽ mang ý nghĩa cao.

HC SINH TIU HC S KIM TRA KHI ĐI HC TRC TIP

Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn, với học sinh khối 6, do vẫn học trực tuyến nên trong thời gian từ ngày 10-1 chưa kiểm tra học kỳ I. Học sinh khối 6 và học sinh vì lý do bất khả kháng không thể đến trường tham dự kiểm tra học kỳ trực tiếp sẽ được kiểm tra sau khi quay lại trường học tập trực tiếp, trước ngày 28-2; hoặc sẽ kiểm tra trực tuyến theo hướng đề kiểm tra mở, dạng bài thực hành, dự án. Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài, học sinh khối 6 chưa thể đến trường học tập trực tiếp, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ xin ý kiến Bộ GD-ĐT để có hướng dẫn thực hiện kiểm tra học kỳ I cho học sinh.

Với riêng học sinh tiểu học, hiện nay TP.HCM chưa triển khai dạy và học trực tiếp, do đó các trường đang xây dựng kế hoạch kiểm tra cho học sinh ngay khi bậc học này được UBND TP cho phép đến trường trong thời gian tới.

Để đảm bảo tính khách quan, trung thực, đánh giá đúng thực chất năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh trong thời gian học trực tuyến, Sở GD-ĐT TP.HCM quy định, kiến thức trong đề kiểm tra phải căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ I và hướng dẫn điều chỉnh nội dung của Bộ GD-ĐT. Trong đó, không kiểm tra những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình; không kiểm tra đối với các nội dung phải thực hiện tinh giản và các nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu, những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm. Nội dung đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông. Hình thức, cấu trúc đề kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận, tỷ lệ các mức độ câu hỏi…) do hiệu trưởng quyết định sau khi bàn bạc, thống nhất với tổ chuyên môn, đảm bảo được đánh giá, phân loại học sinh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)