Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Giải pháp vực dậy tuyển sinh nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Hp tác quc tế đ chuyn giao chương trình đào to ngh đã đưc các trưng trong h thng giáo dc ngh nghip (GDNN) quan tâm thc hin. Sau thi gian trin khai, t l tuyn sinh ca các trưng tăng theo tng năm, cht lưng đu ra cũng đưc doanh nghip đánh giá cao.

Trong bi cnh tuyn sinh GDNN khó khăn như hin nay thì các trưng cn ch đng tìm đi tác quc tế đ hp tác. Trong nh: Hc sinh mt trưng ngh ti TP.HCM thc hành trên máy. Ảnh: T.Tri

Không th ngi mt ch… kêu khó

TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho biết bên cạnh các nguồn lực sẵn có của đơn vị, việc tăng cường tìm kiếm đối tác quốc tế để nâng cao chất lượng GDNN là biện pháp thật sự cần thiết, nhất là trong bối cảnh GDNN tuyển sinh có khởi sắc nhưng chưa rộng khắp ở các trường. Đối tác đó có thể là doanh nghiệp, tập đoàn hoặc trường nghề của các quốc gia phát triển như Úc, Đức, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… “Không chỉ có nền tảng GDNN bền vững vài chục năm hay trăm năm mà ở họ còn có những chuyên gia gạo cội về nghề nghiệp, về dự báo thị trường lao động, về mô hình đào tạo kép… Trong bối cảnh tuyển sinh GDNN khó khăn như hiện nay, các trường cần chủ động đi tìm đối tác chứ không thể đợi họ tìm đến mình”, TS. Nguyễn Thị Hằng nói.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) đánh giá cao chương trình hợp tác quốc tế nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Cụ thể, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã ký kết với Tập đoàn Freesia Group và Trường CĐ Kỹ thuật Tokyo (Nhật Bản) trong phối hợp đào tạo nghề, bồi dưỡng giáo viên nòng cốt để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Với Hàn Quốc, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức cũng đã hợp tác với các trường CĐ-ĐH tiếp nhận giáo viên tình nguyện dạy tiếng Hàn tại trường; tổ chức chương trình trao đổi sinh viên và đưa 29 sinh viên du học; ký kết đào tạo với ĐH Gwangju, ĐH Nam Seoul… “Trường đã xây dựng và triển khai đề án của Đức về đào tạo thí điểm trình độ CĐ cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Đức. Ngoài ra, trường còn cử giáo viên hạt nhân tham gia tập huấn về phương pháp tiếp cận năng lực trong đào tạo nghề do OIF tổ chức; đưa 2 giáo viên ngành sửa chữa ô tô sang Pháp học tập…”, bà Lý thông tin thêm.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) lưu ý các cơ sở đào tạo phải chủ động đặt vấn đề hợp tác với các trường nghề tiên tiến trong khu vực và thế giới để chuyển giao chương trình, qua đó khẳng định thương hiệu của mình. Đồng thời rà soát và loại bỏ các ngành nghề xã hội đang thừa nhân lực, tập trung phát triển các ngành nghề mới chứ không thể cứ ngồi đó mà… kêu khó.  

Nhiu cơ hi hp tác m ra

Tại hội thảo tăng cường năng lực cho giáo viên dạy nghề và hợp tác cấp cơ sở giữa Việt Nam và Úc mới đây, bà Joanna Wood (Tham tán Giáo dục và khoa học, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam) cho biết 2018 là năm rất quan trọng trong quan hệ hợp tác, ngoại giao của hai nước. Cụ thể, Chính phủ hai nước đã nâng mối quan hệ hợp tác lên cấp chiến lược. Trong thời gian qua, mối quan hệ hợp tác giữa các trường nghề của Việt Nam và Úc đã mang lại nhiều kết quả tốt. Theo đó, các trường nghề của Úc cũng đã chủ động tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với các trường tại Việt Nam.

Tại hội thảo này, bà Ngô Thu Hương (Giám đốc Thương mại cấp cao thuộc Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Úc) đã chia sẻ vai trò của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Úc trong việc xác định và xúc tiến quan hệ hợp tác cấp cơ sở… Bà Ngô Thu Hương đề nghị các cơ sở GDNN tại Việt Nam cần xác định rõ nhu cầu đào tạo, những khó khăn và tiêu chí lựa chọn trường tại Úc để hợp tác.

Là một trong những đơn vị được chọn đầu tư đào tạo nghề trọng điểm khu vực và quốc tế, Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II đã xây dựng quan hệ hợp tác đào tạo bền vững với các doanh nghiệp, trường nghề và tập đoàn của Đức. Chia sẻ về lợi ích của chương trình hợp tác quốc tế, ông Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II) nhấn mạnh trong nhiều chương trình hợp tác, ngoài phòng thực hành 4.0, trường còn được Công ty Bosch Rexroth tài trợ gói cơ điện tử. Đây là thiết bị đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà doanh nghiệp đang cần nhân lực. “Nhờ đó mà số lượng sinh viên nhập học tăng theo từng năm, riêng năm 2018 có đến 1.400 sinh viên đăng ký theo học”, ông Cường nói.

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định: Việc nâng cao năng lực cho giáo viên trường nghề tại Việt Nam thông qua các khóa đào tạo khác nhau là nhiệm vụ phải thực hiện sớm. Theo đó, không chỉ đào tạo kỹ năng quốc tế cho giáo viên, đào tạo viên và đánh giá viên mà còn xây dựng mô hình nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở GDNN của Việt Nam và các nước trong tương lai. “Với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ về GDNN, các trường có nhiều cơ hội để hợp tác quốc tế chứ không chỉ bó hẹp trong quan hệ hợp tác doanh nghiệp trong nước như lâu nay”, TS. Trương Anh Dũng cho biết.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)