Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Phạt tiền: Có phải là biện pháp hay?: Quy định còn chung chung, mơ hồ

Tạp Chí Giáo Dục

D tho Ngh đnh x pht vi phm hành chính trong lĩnh vc giáo dc va đưc B GD-ĐT công b đ ly ý kiến xã hi có nhiu đim quan trng.

Giáo viên trao đi vi hc sinh trong gi hc ngoi ng (nh chp ti Trưng THPT Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM). Ảnh: Y.Hoa

Cụ thể, theo quy định trong dự thảo nghị định, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu đồng, xâm phạm thân thể người học bị phạt 20-30 triệu đồng (Điều 32). Tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự cán bộ, giáo viên bị phạt 10-20 triệu đồng, xâm phạm thân thể cán bộ, giáo viên bị phạt 20-30 triệu đồng (Điều 29)…

Pht tin GV và HS: không mi

Dự thảo nghị định này sau khi được ban hành sẽ thay thế Nghị định số 138/2013/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” hiện hành. Trong Nghị định 138 (ban hành từ năm 2013) cũng đã quy định rõ việc phạt tiền:

Khoản 2, Điều 19 quy định: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Khoản 2, Điều 21 cũng quy định: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.

Như vậy, những quy định trong dự thảo nghị định của Bộ GD-ĐT vừa đưa ra không mới, chỉ có số tiền phạt được tăng lên gấp nhiều lần mà thôi. Cho nên, một số ý kiến cho rằng phạt tiền giáo viên là biện pháp không nhân bản, đã tạo nên bức tường ngăn cách thầy – trò, làm mất vị thế người thầy, đẩy mối quan hệ thầy – trò đi xa, thiếu niềm tin vào nhà giáo… là không có cơ sở. Cạnh đó, phần lớn ý kiến lại tập trung vào bày tỏ sự bất đồng tình với Điều 32 (xâm phạm người học) chứ không mấy ai đề cập đến Điều 29 (xâm phạm người dạy), đó là điều bất bình đẳng. Và nếu cần thể hiện chủ kiến thì có lẽ các tác giả đã nên lên tiếng từ 5 năm trước, chứ không phải đợi đến thời điểm này mới phát biểu.

Chung chung, mơ h, chng ln

Có một quy tắc là: khái niệm trong quy phạm pháp luật cần phải diễn đạt và được hiểu rõ ràng, đơn nghĩa, không được chung chung, mơ hồ hoặc chồng lấn lên các quy định pháp luật khác.

Liên quan đến nội dung phạt tiền cán bộ, giáo viên và người học trong dự thảo nghị định, cần phải hiểu như thế nào về khái niệm “có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người học?”. La mắng học sinh phạm lỗi, phạt học sinh đứng khoanh tay, đứng trên bục giảng hay đứng cuối lớp vì lỗi không thuộc bài, mất trật tự trong giờ học…, có phải là “hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học” hay không?; “xâm phạm thân thể người học” bao gồm những hành vi gì?… Có lẽ nghị định cũng cần làm rõ nội hàm của các khái niệm trên để tránh tình trạng chung chung, mơ hồ như hiện tại trong cảm nhận, tiếp thu.

Pháp luật cũng tồn tại quy tắc xử lý một lần, bằng một chế tài, một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần, không ai bị kết án 2 lần về một tội. Trong lúc đó, các hành vi như đánh học sinh gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe đã có quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự và Luật Dân sự, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thậm chí mức phạt tù đối với hành vi cố ý gây thương tích cao nhất là chung thân. Mặt khác, các hành vi vi phạm dẫn đến phạt tiền đều phải tuân thủ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

Do đó, nếu dự thảo trên được thông qua, Điều 29 và 32 của nghị định sẽ chồng lấn những quy định của pháp luật hiện hành. Có lẽ, những vi phạm trên nên đưa vào hình thức kỷ luật giáo viên hơn là đưa vào nghị định xử phạt bằng tiền như dự thảo.

Có nên pht tin?

Chúng ta đều thấy, thời gian gần đây rộ lên những hành vi tiêu cực trong nhà trường như: giáo viên xúc phạm, bạo hành, xâm hại học sinh các cấp; học sinh, phụ huynh hành hung nhà giáo… gây bất an, lo lắng cho xã hội; do đó, Bộ GD-ĐT đưa ra Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục với nhiều chế tài tăng nặng này với mục đích chính là nhằm răn đe, hạn chế, giảm thiểu dẫn đến tránh vi phạm. Tuy nhiên, theo tôi, các quy định dành cho nhà giáo hiện hành đã đầy đủ và chi tiết. Cụ thể như: Luật Giáo dục đã quy định về “Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo”; Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT “Quy định về đạo đức nhà giáo”; các nội quy, quy tắc ứng xử của giáo viên – học sinh, các chế tài kỷ luật tương ứng ở các địa phương, nhà trường…

Nghề dạy học không phải nghề nghiệp hấp dẫn mọi người bằng thu nhập cao, đa số giáo viên chấp nhận theo nghề là vì cái tâm, vì tình yêu và lòng đam mê. Cho nên, nếu quy định nặng về hướng phạt tiền sẽ làm nảy sinh tâm lý ức chế, chán nản, làm cho xong, qua loa, đại khái, thậm chí bỏ mặc học sinh, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy và học trong nhà trường. Ngoài ra, xử phạt bằng tiền còn tạo tâm lý sai trái, rất phản giáo dục trong một bộ phận giáo viên là: “Cứ nộp phạt là xong” trong lúc những cá nhân có hành vi sai phạm trong nhà trường như xâm hại học sinh, lạm thu, gian dối thi cử, ép học sinh học thêm… phải bị xử lý kỷ luật thích đáng, trường hợp nghiêm trọng cần phải bị đưa ra khỏi ngành chứ không chỉ phạt tiền rồi cho tiếp tục tồn tại, lên lớp giảng dạy.

Cn phi “thy ra thy”

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền cơ bản của công dân và được Nhà nước đặc biệt lưu tâm, bảo hộ. Hiến pháp nước ta cũng quy định rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Trong giáo dục, ai cũng thấy đòn roi không giúp cho trẻ nghe lời hơn mà trái lại sẽ gây nên sự thương tổn tâm lý trong quá trình phát triển của các em. Việc đánh đập, sỉ nhục học sinh là phương cách giáo dục lỗi thời, không còn phù hợp. Những người nóng nảy, bạo lực, thiếu tố chất kiên nhẫn, ôn hòa hoàn toàn không phù hợp, không nên tồn tại trong môi trường giáo dục.

Sẽ không có một quy định, luật lệ, chế tài nào làm nền tảng vững chắc cho một nền giáo dục lành mạnh, tiến bộ, ưu việt nếu như nhân tố chính của nó là đội ngũ người thầy không tự bồi dưỡng, điều chỉnh, uốn nắn mình, sống và làm việc với “chữ tâm”, lặng thầm hy sinh vì thế hệ trẻ, phấn đấu “thầy ra thầy” như lời nhắn nhủ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xứng đáng danh hiệu “kỹ sư tâm hồn” mà xã hội đã vinh danh.

Đ Thành Dương
(Khánh Hòa)

 

Bình luận (0)