Một hiệu trưởng thành phố New York cho biết gia đình của nhiều học sinh người Mỹ gốc Á của bà đã lo sợ khi mức độ phân biệt người châu Á ngày càng cao tiếp tục diễn ra cùng với đại dịch coronavirus và bạo lực đối với người Mỹ gốc Á đang được chú ý hơn.
Hơn 1.000 người tụ tập để phản đối sự phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Á ở Los Angeles vào ngày 13-3-2021. Ảnh: AP
Các vấn đề phân biệt chủng tộc và các cuộc tấn công vào các thành viên của cộng đồng châu Á ở nơi công cộng, một phần đã thuyết phục một số gia đình không cho con cái của họ trở lại trường học trực tiếp, một hiệu trưởng cho biết.
Một hiệu trưởng ở New York, người có trường được xếp hạng Title I – nghĩa là trường có một tỷ lệ sinh viên có thu nhập thấp – cho biết “nỗi sợ hãi của sinh viên là có thật ngay cả khi họ cách trường hai dãy nhà”. “Họ sợ rời khỏi căn hộ và đến lớp, vì họ có thể bị bóp cổ hoặc bị đánh”, hiệu trưởng một trường có một lượng lớn người nhập cư cho biết. Cô ấy nói với điều kiện giấu tên vì sợ bị trả thù.
Trên khắp đất nước, người da màu, bao gồm cả người Mỹ gốc Á, vẫn lựa chọn việc học từ xa. Nhưng sự chênh lệch đặc biệt phổ biến ở một số khu vực, như thành phố New York. Khoảng 70% người Mỹ gốc Á không học tại trường, nhiều nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc và gần gấp đôi tỷ lệ sinh viên da trắng.
Phụ huynh sợ hãi về hành vi lăng mạ quấy rối trên đường đến trường
Các hiệu trưởng cho biết, nhiều báo cáo vào năm ngoái cho thấy việc đi học lại đã đem đến nhiều tổn thương về thể chất lẫn tinh thần cho các học sinh châu Á bởi các vụ đâm chết và bị thương một số thành viên của một gia đình người Mỹ gốc Á ở Texas, những người mà chính quyền cho rằng đã bị nhắm mục tiêu vì kẻ tấn công “nghĩ rằng gia đình đó là người Trung Quốc và lây nhiễm coronavirus cho mọi người”.
Diễn đàn báo cáo Stop AAPI Hate đã thu thập gần 2.800 báo cáo về các vụ phân biệt chủng tộc trên toàn quốc trong năm tháng trong đại dịch. Gần đây nhất, những người gốc Á lớn tuổi ở các khu phố Tàu trên khắp đất nước đã trở thành mục tiêu trong một làn sóng cướp giật, trộm cắp và hành hung; Vicha Ratanapakdee, 84 tuổi, đã bị một kẻ tấn công ở San Francisco đẩy xuống đường vào tháng giêng. Ratanapakdee đã qua đời vì vết thương nặng hơn vài ngày sau đó.
Hiệu trưởng một trường ở New York cho biết nhiều gia đình đã từng bị quấy, khiến nỗi sợ hãi của họ càng trở nên nặng nề hơn. Một người mẹ nói rằng cô ấy đã đưa con gái của mình đến trường bằng tàu điện. Và một người đã nói rằng cô ấy nên để con mình ở nhà và đừng để chúng đến trường. Hiệu trưởng nói, “Họ buộc tội cô ấy không chỉ gây nguy hiểm cho đứa trẻ, mà vì họ là người châu Á, họ đang khiến cả đoàn tàu gặp rủi ro”.
Pawan Dhingra, giáo sư nghiên cứu người Mỹ tại Đại học Amherst cho biết các gia đình giàu có có thể thoải mái hơn khi gửi con cái của họ đến học trực tiếp tại trường vì chúng sẽ được tiếp cận với các phương pháp và biện pháp bảo vệ nói chung và họ có thể tin tưởng vào các trường có nguồn lực tốt để xử lý các vấn đề về an toàn cho học sinh. Nhưng nhiều sinh viên Mỹ gốc Á, đặc biệt là ở thành phố New York, đến từ các gia đình có thu nhập thấp và có thể không có đặc quyền đó.
Bà cũng cho biết nhiều gia đình người Mỹ gốc Á có thu nhập thấp đã kiên quyết trong quyết định giữ con cái của họ ở nhà. Bà nói, nhiều học sinh của bà được nuôi dưỡng chủ yếu bởi những người thân nhập cư lớn tuổi, ông bà hoặc người trông trẻ biết ít tiếng Anh. Cha mẹ của họ, thường là làm ở nhà hàng hoặc là những công nhân cổ cồn khác, những người mới nhập cư, nhận việc làm ngoài tiểu bang để hỗ trợ gia đình của họ. Hầu hết trẻ em sống trong nhà chung cư, với nhiều gia đình trong một căn hộ. Điều này khiến những người Mỹ gốc Á này trở thành mục tiêu dễ dàng cho những người khác tấn công.
“Để họ tự đứng lên và công khai với xã hội, họ sẽ mất nhà vì cho thuê bất hợp pháp”, hiệu trưởng nói. “Những người bị hại cho biết nhiều người trong số họ không thể đến gặp cảnh sát”.
Cô cũng cho biết nhiều gia đình sợ bị trả thù nếu họ báo cáo các vụ việc phân biệt chủng tộc. “Khi bạn sống trong khu chung cư và bạn báo cáo ai đó, họ có thể quay lại tấn công bạn một lúc nào khác khi cảnh sát không có mặt ở đó”, hiệu trưởng nói.
Hiệu trưởng của một trường học ở thành phố New York có đông người nhập cư, thu nhập thấp cho biết học sinh của bà cũng có nỗi sợ hãi tương tự. Cô cho biết việc này bắt đầu từ năm ngoái, và nhiều gia đình từ chối cho phép con cái của họ rời khỏi căn hộ.
Nhiều trẻ em rất sợ hãi, chúng lo lắng về việc “tại sao điều này lại xảy ra với chúng ta? Tại sao chúng ta lại bị đổ lỗi cho virus corona?”. Hiệu trưởng, cũng đã nói với điều kiện giấu tên vì sợ bị trả thù. “Bây giờ khi tôi nói chuyện với bọn trẻ và hỏi: “Con đã bước ra ngoài được chưa? Con đã đến cửa hàng mua sắm chưa?”. Rất nhiều người trong số chúng đã nói không”.
Bà nói thêm: “Các bậc cha mẹ cũng rất lo lắng, và mặc dù họ muốn cho con mình trở lại trường học, nhưng những lo ngại về việc nhiễm virus cũng như những tâm định kiến chống lại người châu Á, đã khiến họ trở nên xa cách với cộng đồng hơn”.
Bắt nạt trong trường học – mối quan tâm của phụ huynh
Dhingra nói rằng trước khi xảy ra đại dịch, trẻ em Mỹ gốc Á đã bị bắt nạt một cách không bất công. Ví dụ, một nghiên cứu về sinh viên Mỹ gốc Hoa thế hệ thứ nhất và thứ hai cho thấy họ thường bị quấy rối vì khả năng học tập, tình trạng nhập cư và rào cản ngôn ngữ. Nghiên cứu cũng cho thấy người Mỹ gốc Á bị bắt nạt vì đặc điểm ngoại hình của họ.
Dhingra cho biết phân biệt chủng tộc gắn liền với virus có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề đã có từ trước khi các trường học tiếp tục mở cửa. Một báo cáo được công bố vào tháng 9 của Chiến dịch Stop AAPI Hate Youth Campaign, chỉ ra rằng một phần tư thanh niên Mỹ gốc Á từng là mục tiêu của phân biệt chủng tộc trong năm trước. Ông nói: “Sự gia tăng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người châu Á do coronavirus gây ra có thể khiến sự thù ghét, bắt nạt dữ dội hơn”.
Một báo cáo gần đây của Stop AAPI Hate (Tổ chức Chống phân biệt chủng tộc với người châu Á) cho biết họ đã ghi nhận 3.795 vụ phân biệt chống lại người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương ở Mỹ trong thời gian từ ngày 19-3-2020 đến ngày 28-2-2021. Ảnh: AFP
Các chuyên gia nói rằng việc phân biệt có thể được giảm thiểu với sự giáo dục và nhận thức nhiều hơn về cả virus và trải nghiệm của người Mỹ gốc Á. Sherry C. Wang, phó giáo sư tại Trường Giáo dục và Tư vấn Tâm lý của Đại học Santa Clara, cho biết sự can thiệp của người ngoài cuộc có thể hữu ích trong những trường hợp như vậy bằng cách giải quyết vấn và giảm bớt nỗi sợ hãi cho các học sinh. Bà ấy nói rằng nỗ lực không chỉ phụ thuộc vào người Mỹ gốc Á để nâng mình lên khi họ đang bị nhắm mục tiêu, mà còn ở các người bản xứ khi chỉ ra sự sai trái trong việc phân biệt chủng tộc của chính họ.
Wang nói rằng vì hệ thống giáo dục phần lớn xóa bỏ những câu chuyện của người Mỹ gốc Á, cuộc đấu tranh và hoạt động của họ. Các nhà giáo dục và phụ huynh trong gia đình phải xua tan những quan niệm sai lầm và đảm bảo rằng họ đang có những cuộc đối thoại thực sự về chủng tộc.
Bà nói: “Có rất nhiều cuộc tấn công đã diễn ra với trẻ em, tôi nghĩ các trường phải có trách nhiệm can thiệp”…
Thủy Phạm (Theo NBC NEWS)
Bình luận (0)